Giao dịch chứng khoán phiên sáng 2/12: Nhà đầu tư thận trọng
Sau phiên hồi phục mạnh chiều qua, nhà đầu tư tỏ ra thận trọng hơn trong phiên giao dịch sáng nay để chờ đợi tín hiệu rõ ràng từ nhóm ngân hàng.
Trong phiên hôm qua, VN-Index diễn biến khá nhàm chán trong phiên sáng, khi chỉ giằng co nhẹ quanh tham chiếu do các mã trụ đều tỏ ra yếu đà.
Sau giờ nghỉ trưa, lực cung gia tăng mạnh đẩy VN-Index giảm nhanh xuống vùng 1.470 điểm. Tuy nhiên, rất nhanh sau đó, nhóm ngân hàng bất ngờ trở lại mạnh mẽ kéo VN-Index tăng thẳng đứng hơn 17 điểm so với mức đáy và kết phiên trên 1.485 điểm.
Đường MA20 (1.470 điểm) một lần nữa thể hiện là ngưỡng hỗ trợ mạnh, khi VN-Index có phiên thứ 3 liên tiếp hồi trở lại khi chạm đường này.
Dù vậy, điểm trừ giống như các phiên khác trong tháng 11 chính là thanh khoản. Sự sụt giảm về thanh khoản trong phiên tăng điểm cho thấy chủ yếu nhờ lực cung giá thấp được tiết giảm, cùng sự hỗ trợ của một nhóm trụ là ngân hàng, chứ không phải từ lực cầu.
Về diễn biến chỉ số VN-Index, sau những phút đầu nhích lên và vượt qua 1.490 điểm, áp lực phân hóa ngày một tăng trên bảng điện tử đã khiến chỉ số nhanh chóng đổ đèo và chỉ khi gần chạm tham chiếu mới nảy trở lại quanh ngưỡng 1.490 điểm sau hơn 1 giờ giao dịch.
Một số cổ phiếu đáng chú ý như CIG, FCN, TTB, QBS, KPF, TDG đã nhanh chóng vọt lên mức giá trần với thanh khoản tương đối cao.
Trong khi bộ ba IDI, SJF và TNI tiếp tục nằm sàn từ sớm và lượng dư bán giá sàn chất đống với IDI dư bán hơn 18 triệu đơn vị, SJF và TNI dư bán sàn trên dưới 12 triệu đơn vị.
Dòng tiền luân chuyển khá mạnh trong nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, cộng thêm giằng co ở nhóm bluechip khiến VN-Index rung lắc, giật cục mạnh trong phiên sáng nay, có thời điểm giảm sâu khi lực bán đột ngột gia tăng khiến chỉ số lùi về quanh tham chiếu, sau đó bật mạnh lên khi dòng tiền lại ồ ạt mua vào cùng thời điểm.
Áp lực phân hóa ở khắp nơi, trong đó, nhóm bluechip với POW khởi sắc nhất với mức tăng 2,5% lên 14.350 đồng, SAB +1,9% lên 159.500 đồng, PLX +1,8% lên 55.300 đồng, trong khi VCB đóng góp lớn nhất cho VN-Index với 1,2 điểm tích cực khi tăng 1,3% lên 100.300 đồng.
Phần còn lại với mức tăng khiêm tốn đến từ nhiều mã như VNM, BID, VRE, VHM, SSI, BVH, NVL, KDH, CTG…khi nhích từ 0,1 đến 0,4%. Tăng tốt hơn cũng chỉ trên dưới 1% như GAS, GVR, MSN, TPB, PDR.
Trái lại, MWG phiên này giảm mạnh nhất, nhưng cũng chỉ -1,2% xuống 137.300 đồng, STB -1% và VPB, FPT, MBB, VIC, VJC giảm nhẹ, cùng HDB và TCB là hai cổ phiếu đứng tham chiếu.
Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ cũng tương tự, khi đón nhận dòng tiền mạnh giúp DLG, FCN, TTB, QBS, KMR, TDG, KPF, CVT tăng vọt lên mức giá trần. Các mã HDC, BCG, TCD, NLG, HQC, PLP, SHA, CRE, HCD, FTM, PTL, BCM có mức tăng từ 3,8% đến 6,7%.
Thanh khoản HQC nổi bật khi cao nhất sàn với 18,9 triệu đơn vị khớp lệnh, DLG khớp gần 8 triệu đơn vị, FCN khớp hơn 4,73 triệu đơn vị, TTB khớp hơn 2,7 triệu đơn vị…
Trái lại, FLC, ITA, GEX, SCR, HBC, TCH, TSC, VCG, JVC, LDG, DCM kết phiên trong sắc đỏ, khớp từ 3,4 triệu đến 13,6 triệu đơn vị.
Bên cạnh đó là nhóm cổ phiếu IDI, SJF, TNI vẫn chưa có thêm diễn biến mới, khi vẫn nằm ở giá sàn với khối lượng dư bán sàn của IDI hơn 17,8 triệu đơn vị, SJF và TNI vẫn dư bán sàn trên dưới 12 triệu đơn vị.
Góp mặt thêm ở các cổ phiếu giảm sâu có KHP, khi cũng giảm sàn -6,9% xuống 20.250 đồng, khớp 0,35 triệu đơn vị và dư bán sàn gần 1,6 triệu đơn vị.
Ở các nhóm ngành khác, cổ phiếu công ty chứng khoán cũng chia đôi ngả với SSI, VND, VCI, TVB còn tăng điểm và APS tăng kịch trần lên 19.050 đồng, thì VIX, SHS, HCM, ORS, AGR, CTS, VDS, FTS, BSI mất điểm.
Nhóm dầu khí còn giữ được sắc xanh phủ rộng, nhưng mức tăng phần lớn cũng chỉ khiêm tốn, như PVD +0,4%, GAS +0,6%, PLX +1,8% nêu trên, PXS +0,8%, PGC +0,2%...
Nhóm thép chỉ còn HSG tăng nhẹ 0,2%, còn HPG -0,2%, NKG -0,9%, POM -0,6%, SMC -3,1% xuống 46.200 đồng, TLH -3,1% xuống 22.200 đồng.
Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index cũng trải qua rung lắc, giằng co ở vùng giá xanh, nhưng biên độ không quá lớn nhờ một số cổ phiếu lớn đứng vững.
Phiên này đáng chú ý nhất là sự trở lại mạnh mẽ của CEO sau khi liên tiếp hai phiên gần nhất mất 5,2% và giảm sàn -10%.
Theo đó, ngay từ sớm, CEO đã bốc đầu, tăng nhanh lên mức giá trần +9,9% lên 42.200 đồng, khớp hơn 4,88 triệu đơn vị.
Cùng CEO là một vài sắc tím khác tại C69, TTH, VIG với khối lượng khớp lệnh cao, từ 1,74 triệu đến 2,5 triệu đơn vị.
Các mã tăng tốt khá phần lớn là các mã vừa và nhỏ như HUT +3,8% lên 19.000 đồng, DL1 +4,5% lên 14.000 đồng, DST +6% lên 8.900 đồng, HHG +5,6% lên 7.600 đồng, trong khi đó, NDN, NVB, TAR, MBS chỉ nhích nhẹ dưới 1%.
Trái lại, nhóm giảm điểm có SHS, TVC, AMV, BII, MBG, LIG, APS, nhưng cũng chỉ giảm nhẹ dưới 1%.
Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index có nhịp tăng nhanh ngay khi mở cửa, nhưng sau đó cũng lùi về dưới tham chiếu, trước khi nảy trở lại, có được sắc xanh nhạt khi kết phiên.
Mặc dù vậy, giao dịch khởi sắc ở top các cổ phiếu có khối lượng khớp lệnh lớn nhất, khi chỉ còn SBS, DVN giảm.
Tuy nhiên, mức tăng cao cũng chỉ còn ở các mã nhỏ nhưu VHG +12,9% lên 7.900 đồng, khớp lệnh cao nhất với 7,28 triệu đơn vị, CDO +13,5% lên 8.400 đồng, KHB +8,1% lên 8.000 đồng, SDD và SDP leo lên mức giá trần tại 8.500 đồng và 6.900 đồng.
Trong khi đó, HHV, BSR, G36, OIL, PAS, VGT, BVB chỉ tăng nhẹ trên dưới 1%, khớp từ gần 1 triệu đến 6,3 triệu đơn vị.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận