Giá dầu "hắt hơi" - Thị trường "cảm cúm": Phân tích cơ hội và rủi ro
Giá dầu tăng mạnh sau khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đối tác (OPEC+) công bố quyết định cắt giảm sản lượng dầu để phản ứng trước việc thị trường năng lượng đã chứng kiến bốn tháng suy giảm liên tiếp.
Phiên giao dịch ngày 7/10, giá dầu Brent giao dịch tại London đã tăng 3,50 USD, tương đương 3,7%, lên mức 97,92 USD/thùng. Như vậy trong tuần qua, giá dầu Brent đã tăng 11%, sau khi giảm 11% hồi tháng 9 và giảm 22% trong quý III/2022.
Trong khi đó, tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ (WTI) đã tăng 4,19 USD, tương đương 4,7%, lên mức 92,84 USD/thùng, đánh dấu mức tăng 17% trong tuần. Trước đó, giá dầu thô tiêu chuẩn của Mỹ đã giảm 12,5% trong tháng 9 và 24% trong quý thứ ba.
Đồng USD tiếp tục kéo dài chuỗi tăng giá trong ngày thứ ba liên tiếp hôm 7/10, khi thị trường kỳ vọng rằng Fed có thể sẽ một lần nữa tăng mạnh lãi suất trong cuộc họp vào tháng 11 tới dựa trên số liệu báo cáo việc làm hàng tháng mới nhất của Bộ Lao động Mỹ. Đồng đô la mạnh không chỉ tác động tiêu cực tới lạm phát, tỷ giá đồng nội tệ của các quốc gia so với USD; mà thương mại toàn cầu cũng sụt giảm và nguy cơ suy thoái ngày càng hiện hữu khi hầu hết các thanh toán quốc tế đều thực hiện bằng đồng USD.
Những thị trường chịu ảnh hưởng tiêu cực
Các chỉ số chứng khoán chính trên sàn chứng khoán Mỹ đã đồng loạt giảm mạnh phiên cuối tuần 07/10 trong bối cảnh thị trường "thấp thỏm" chờ đợi số liệu tháng 9 từ thị trường lao động Mỹ và những động thái tiếp theo của OPEC+. Chỉ số Dow Jones mất hơn 630 điểm tương ứng 2.11%, chỉ số Nasdaq có diễn biến tiêu cực nhất khi giảm tới 3.80%, S&P500 giảm 2.8%.
Vì sao sự biến động của giá dầu lại có tác động lớn tới thị trường tài chính toàn cầu?
Các cổ phiếu dầu khí có sóng tăng giá mới
Thống kê mỗi đợt tăng của giá dầu, các cổ phiếu nhóm ngành dầu khí luôn có phản ứng tích cực nhất, nguyên nhân tới từ việc biên lợi nhuận ngành được cải thiện đáng kể, mỗi khi giá xăng dầu tăng bình quân 10% trong kỳ thì biên lợi nhuận tăng đến hơn 20%.
Trong năm 2021 khi giá dầu duy trì ở mức cao, mã BSR (Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn) tăng tới 115%, PVT (Tổng công ty CP Vận tải dầu khí) tăng 62%, PVD (Tổng công ty CP Khoan và dịch vụ khoan dầu khí) tăng gần 56%,..
Đặc biệt sau khi xảy ra xung đột Nga - Ukraine vào ngày 24/2, giá dầu thế giới đã tăng mạnh như dự báo, có lúc vượt đỉnh 20 năm là 120 USD/thùng. Từ ngày 18 đến 25/2, mã PVT tăng 50%; PVC (CTCP Hóa chất và dịch vụ dầu khí) tăng 32%; sau đó các mã dầu khí khác như OIL, PVD, BSR cũng có mức tăng ấn tượng.
Trong bối cảnh hiện tại, khi các chuyên gia nhận định OPEC+ sẽ có những động thái quyết liệt hơn cắt giảm nguồn cung dầu thô để giữ giá dầu ở mức trên 90 USD/ thùng, xung đột Nga - Ukraine không có dấu hiệu kết thúc, kéo theo đó là gián đoạn nguồn cung và sự thiếu hụt khí đốt cho Châu Âu khi mua đông đang gần kề. Giá năng lượng neo cao sẽ có tác động tích cực tới lợi nhuận và thị giá cổ phiếu nhóm doanh nghiệp dầu khí.
Dựa vào những luận điểm trên, tôi đưa ra đánh giá tích cực về triển vọng tăng giá với một số cổ phiếu ngành dầu khí:
*Best of luck!
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận