GEG- Ngôi sao đang lên trong ngành điện tái tạo
Sau cuộc họp ĐHCĐ, GEG đã thông qua kế hoạch năm 2022 với doanh thu đạt 2 nghìn tỷ đồng (+45% YoY) và LNTT đạt 345 tỷ đồng (-6% YoY). Công ty tự tin có thể đạt LNTT là 400 tỷ đồng (+8% YoY). Ban lãnh đạo giải thích rằng sự chênh lệch giữa tăng trưởng doanh thu và LNTT chủ yếu do ghi nhận mức tăng trong cả năm của chi phí lãi vay và khấu hao phát sinh từ 3 nhà máy điện gió mới đi vào hoạt động từ tháng 10/2021.
CôNg ty đã công bố LNTT sơ bộ đạt 183 tỷ đồng trong quý 1/2022, hoàn thành 53% kế nhờ KQKD khả quan của các nhà máy thủy điện và trang trại điện gió mới. Theo GEG, các trang trại điện gió thường có lợi nhuận cao trong quý 1 và quý 4 do tốc độ gió mạnh trong những giai đoạn này
· Sản lượng điện thương phẩm tăng 89% YoY trong quý 1/2022 và chủ yếu được thúc đẩy bởi đóng góp sản lượng bổ sung từ các trang trại điện gió. Sản lượng điện thương phẩm từ các nhà máy điện gió đã tăng lên 125 triệu kWh so với không đóng góp sản lượng vào quý 1/2021, trong khi sản lượng từ năng lượng mặt trời và thủy điện không đổi so với cùng kỳ trong quý 1/2022. Sản lượng điện gió (không bao gồm trang trại điện gió Tân Phú Đông 1).
· Chi phí lãi vay tăng 86% YoY trong quý 1/2022 do chi phí lãi vay bổ sung đến từ các nhà máy điện gió mới. Ba trang trại điện gió đi vào hoạt động vào tháng 10/2021 được hưởng cơ chế giá ưu đãi. Tính đến cuối tháng 10/2021, Ia Băng 1 (50 MW) đã đi vào hoạt động và được hưởng mức giá là 8,5 US cent/kWh trong khi các nhà máy Tân Phú Đông 2 (50 MW) và VPL Bến Tre (30 MW) đã đi vào hoạt động và được hưởng mức giá là 9,8 US cent/kWh
GEG đang duy trì kế hoạch đưa trang trại điện gió Tân Phú Đông 1 với công suất 100 MW đi vào hoạt động vào cuối năm 2022.
GEG đặt mục tiêu khởi công trang trại điện gió này vào quý 2/2022 và đưa vào hoạt động vào cuối năm 2022 – phù hợp với kỳ vọng của NĐT.
GEG đặt kế hoạch chi phí đầu tư sơ bộ của dự án này là 4,5 nghìn tỷ đồng chưa bao gồm thuế GTGT. Ban lãnh đạo nhấn mạnh rằng trang trại điện gió này và VPL 2 (30 MW) là các dự án biến áp năng lượng tái tạo do GEG đã xây dựng các trạm điện và đường dây tải điện và cũng đã nhận được chấp thuận đầu tư cho các dự án này.
Do đó, dự án Tân Phú Đông 1 sẽ thực hiện theo cơ chế đấu thầu/đấu giá cạnh tranh. Giá đấu thầu sẽ được cố định trong 5 năm và sau đó sẽ được gia hạn. GEG kỳ vọng rằng Tân Phú Đông 1 có thể đạt IRR hợp lý trong khoảng 10%-12% dựa trên giả định giá đấu thầu thấp hơn 10%-15% so với biểu giá ưu đãi trước đây.
Nhờ cơ chế giá rõ ràng hơn, Vietcombank đã đồng ý tài trợ 70% tổng chi phí đầu tư của dự án này. Ngoài ra, công ty đang cố gắng thu xếp vốn để đầu tư vào VPL 2 (30 MW), có lẽ đây sẽ là thách thức lớn với GEG.
Vào quý 4/2021, công ty đã mua lại 25% cổ phần của CTCP Thủy điện Trường Phú. Ban lãnh đạo cho biết GEG sẽ tăng tỷ lệ sở hữu lên hơn 50% nếu giá chào bán hợp lý.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận