Dự thảo mới cho ngành Thép và sự tác động
Bộ Tài chính vừa đề xuất dự thảo tăng thuế xuất khẩu, giảm thuế nhập khẩu ngành thép. Việc tăng thuế xuất khẩu phôi thép cũng tác động chủ yếu đến HPG khi HPG và Formosa là 2 doanh nghiệp xuất khẩu phôi thép lớn nhất hiện nay.
1. Dự thảo tăng thuế xuất khẩu, giảm thuế nhập khẩu ngành thép
Từ tháng 1/2021, một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thép thông báo điều chỉnh tăng giá bán khoảng từ 300-900 đồng/kg tùy theo chủng loại và nhà sản xuất. Trong tháng 4/2021, mức tăng khoảng 1.600-1.700 đồng/kg tùy từng chủng loại. Hiện nay, giá bán tại các nhà máy sản xuất thép ở mức khoảng từ 16.200-17.800 đồng/kg tùy chủng loại và nhà sản xuất (giá giao tại nhà máy, chưa bao gồm 10% thuế VAT, chiết khấu bán hàng).
Giá thép xây dựng tăng trong giai đoạn vừa qua có sự tác động của biến động tăng giá phôi thép trên thị trường thế giới. Do nhu cầu từ thị trường Trung Quốc tăng mạnh khiến cho giá nguyên liệu thô sản xuất thép như thép phế, phôi thép từ khoảng giữa tháng 10/2020 đến nay liên tục tăng. Theo khảo sát, nắm bắt thông tin thì giá chào phôi, thép phế trên thị trường thế giới ở thời điểm hiện tại tăng khoảng 37-39% so với tháng 10/2020.
Những nguyên nhân đó làm cho các doanh nghiệp thép được hưởng lợi lớn từ chu kì hàng hóa khi giá bán tăng cao và sản lượng.
Dù việc tăng giá thép có nguyên nhân khách quan từ thế giới nhưng Việt Nam tăng như vậy theo chúng tôi đánh giá là khá cao, giá thép sẽ ổn định trong những tháng tới do nhu cầu thế giới phục hồi và gián đoạn nguồn cung và dễ dàng đạt đỉnh năm 2021 khi nguồn cung dần ổn định.
Sự đảo ngược của xu hướng giá thép hiện tại có thể dẫn đến việc tỷ suất lợi nhuận của các công ty sản xuất thép sẽ về mức bình thường trong 6 tháng cuối năm.
Bên cạnh đó Bộ Tài chính vừa đề xuất giảm 5-10% thuế nhập khẩu một số sản phẩm thép xây dựng, góp phần hạ giá mặt bằng thép xây dựng. Đồng thời, tăng thuế suất xuất khẩu phôi thép (nhóm 72.06 và 72.07) từ 0% lên 5%, ổn định nguồn cung phôi thép cho thị trường trong nước...
Nếu dự thảo được thông qua, chúng tôi đánh giá dự thảo sẽ ảnh hưởng làm giảm giá vốn và giá thành sản phẩm. Doanh thu lợi nhuận của các doanh nghiệp thép sẽ được điều phối ổn định hạn chế việc tăng mạnh đột biến như trong thời gian qua.
2.Sự Tác động của nghị định mới đến các doanh nghiệp thép trên thị trường
Đối với doanh nghiệp đầu ngành như HPG 6 tháng đầu năm 2021 việc giá thép xây dựng và giá HRC tăng 50-80% so với cùng kỳ cũng giúp tăng đáng kể lợi nhuận cho công ty.Tuy nhiên với nghị định mới việc giảm thuế nhập khẩu thép xây dựng sẽ làm giảm giá vốn và hạ giá thành bên cạnh đó là sản lượng thép xây dựng đang có xu hướng giảm sẽ tác động tiêu cực đến tình hình kinh doanh trong 2 quý cuối năm 2021. Bên cạnh đó việc tăng thuế xuất khẩu phôi thép cũng tác động chủ yếu đến HPG khi HPG và Formosa là 2 DN xuất khẩu phôi thép lớn nhất hiện nay.
*Đối với HSG nghị định mới sẽ không ảnh hưởng quá lớn vì tỷ trọng doanh thu của HSG tập trung phần lớn vào tôn mạ và vấn đề lớn nhất của HSG chỉ là hàng tồn kho lớn và mảng xuất khẩu, vốn chiếm 35-40%/doanh thu sẽ bị ảnh hưởng khi nhu cầu thế giới được ổn định trở lại.
Trong bối cảnh giá thép tăng cùng với kỳ vọng cao của thị trường đối với đà tăng của giá thép là những động lực chính thúc đẩy giá cổ phiếu trong 6 tháng đầu năm 2021 của các công ty thép. Tuy nhiên, việc áp dụng thông tư mới cũng như hoạt động xây dựng vẫn bị ảnh hưởng nặng nề từ sự bùng phát của dịch covid. Trong khi xuất khẩu ổn định không còn đột biến theo chu kì sóng hàng hóa. Sẽ là những yếu tố làm điều chỉnh và duy trì tính ổn định của ngành thép.
So sánh với định giá trung bình ngành thép khu vực Châu Á vốn đang được giao dịch ở mức P/E 12.6x và EV/EBITDA 9.1x, nên về vĩ mô chúng tôi cho rằng dư địa tăng trưởng của ngành thép Việt Nam (P/E 11.x) không còn quá lớn.
Nội dung được thực hiện bởi Hello Group. Mọi thắc mắc về nội dung hoặc nhà đầu tư cần tư vấn, vui lòng liên hệ: Mr Thiện Hotline: 0708.608.908. |
Theo dõi người đăng bài
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường