Dự thảo giúp giảm nợ xấu phải ghi nhận nhưng không giúp giảm áp lực dự phòng - Cổ phiếu liên quan: TCB, MBB, VPB, HDB
Vào cuối tuần qua, NHNN đã ban hanh dự thảo Thông tư cơ cấu lại nợ cho những khách hàng gặp gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh vì các ‘nguyên nhân khách quan’ (cụm từ ‘nguyên nhân khách quan’ chưa được định nghĩa rõ trong dự thảo). Về cơ bản, nội dung dự thảo khá tương đồng với Thông tư cơ cấu nợ cho khách hàng chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19. Dưới đây là những nội dung chính của dự thảo.
1. Khoản nợ được xem xét cơ cấu lại phải đáp ứng các điều kiện:
+) Phát sinh trước ngày 8/4/2023.
+) Phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi trong khoảng thời gian từ ngày Thông tư này có hiệu lực đến hết 31/12/2023.
2. Thời gian tái cơ cấu tối đa 12 tháng kể từ ngày đến hạn của số dư được cơ cấu.
3. Việc tổ chức tín dụng cơ cấu lại nợ được thực hiện từ ngày Thông tư có hiệu lực đến hết 31/12/2023.
4. Nợ tái cơ cấu được giữ nguyên nhóm nợ trong thời hạn tái cơ cấu, do đó tỷ lệ nợ xấu sẽ được kiểm soát; điều này có lợi cho cả khách hàng và ngân hàng thương mại.
5. Số lãi phải thu của dư nợ được tái cơ cấu sẽ không hạch toán thu nhập lãi và lãi phải thu trong giai đoạn được cơ cấu, và sẽ chỉ hạch toán vào thu nhập khi thu được. Điều này sẽ giúp việc ghi nhận thu nhập lãi sát thực tế hơn và những ngân hàng thương mại có số dư nợ tái cơ cấu cao sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực ở tỷ lệ NIM.
6. Một số điểm lưu ý khác, ngân hàng thương mại chịu trách nhiệm xem xét, quyết định việc cơ cấu lại/giãn nợ đối với khách hàng, cụm từ ‘lý do khách quan’ chưa được định nghĩa cụ thể, và các khoản cho vay mua nhà không nằm trong phạm vi được cơ cấu lại theo dự thảo Thông tư này.
Trước đây, đối với các khoản nợ chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 được cơ cấu, các ngân hàng thương mại phải trích lập toàn bộ dự phòng nhưng được phép trích lập theo lộ trình 3 năm (2021: 30%, 2022: 30%, 2023: 40%). Dự thảo Thông tư hiện chưa đưa ra một lộ trình trích lập (được giãn) cho nợ cơ cấu nên sẽ không giúp giảm bớt áp lực trích lập cho các ngân hàng thương mại.
Nói chung, BĐS sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ Thông tư này. Bên cạnh đó, doanh nghiệp ở lĩnh vực xuất nhập khẩu và sản xuất điện cũng hưởng lợi ở mức độ nhất định. Vì vậy, có thể nói ngân hàng thương mại có tỷ trọng tín dụng dành cho doanh nghiệp BĐS và sản xuất điện tái tạo cao (chẳng hạn như TCB, MBB, VPB, HDB) có thể hưởng lợi nhiều hơn các ngân hàng thương mại khác.
Thanh Tùng - PTT
Nhóm Tư Vấn Đầu Tư VCCI4 - HSC
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận