DCM - Tiềm năng phát triển
Tổng quan hoạt động kinh doanh của DCM
Chuỗi giá trị sản xuất kinh doanh của DCM
Đầu vào:
Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất, ~57% tổng chi phí sản xuất năm. Nguyên vật liệu chính đầu vào là khí thiên nhiên (50% chi phí sản xuất), chi phí này biến động qua các năm theo chính sách giá khí được thông qua bởi PVN. Từ năm 2019, chính sách giá khí thay đổi, DCM không còn được hưởng ưu đãi về giá khí, khiến chi phí này tăng mạnh so với các năm trước đó.
Thị trường xuất khẩu:
Trong các thời điểm nhu cầu nội địa giảm sút, lượng tiêu thụ nội địa chậm, tồn kho tăng, PVCFC linh hoạt triển khai các phương án xuất khẩu mới ngoài các thị trường cũ như Campuhia, Thái Lan… Kết quả, sản lượng urê xuất khẩu nửa đầu năm 2022 đạt hơn 200.000 tấn sang các thị trường trọng điểm là Campuchia, Ấn Độ, Bangladesh.
Cập nhật kết quả kinh doanh quý 2
Trong 6 tháng đầu năm 2022, sản lượng sản xuất urê quy đổi của PVCFC đạt 474.350 tấn, bằng 55% kế hoạch năm và bằng 104% cùng kỳ 2021; sản lượng tiêu thụ urê ước đạt 432.380 tấn, bằng 56% kế hoạch năm và bằng 103% cùng kỳ 2021.
Đáng lưu ý, tổng doanh thu nửa đầu năm 2022 ước đạt 8.247,24 tỷ đồng, bằng 91% kế hoạch năm và bằng 191% cùng kỳ năm 2021; lợi nhuận trước thuế vượt xa so với kế hoạch cũng như cùng kỳ.
Triển vọng và luận điểm đầu tư
Giá Ure có dấu hiệu tạo đáy + giá dầu đạt đỉnh sẽ giúp cải thiện biên lợi nhuận của DCM
Tính đến thời điểm hiện tại, DCM đang được hưởng lợi từ cả 2 đầu trong chuỗi giá trị sản xuất của mình: Giá đầu ra (U rê) tăng trong khi giá đầu vào (Khí tự nhiên, tương quan với giá dầu FO giảm). Như vậy, doanh nghiệp sẽ cải thiện được biên lợi nhuận đáng kể, góp phần thúc đẩy KQKD thời gian tới. Tuy nhiên do quý 3 thường là quý tiêu thụ thấp điểm nên chúng ta sẽ kỳ vọng nhiều hơn vào mùa cao điểm quý 4 sẽ hỗ trợ phục hồi nhu cầu tiêu thụ urê. Theo cập nhật mới nhất, giá U rê của DCM trong tháng 9 tăng 14% so với tháng trước, lên mức 16.300 VND/ kg
Đặc biệt, cùng với việc triển khai các chương trình và đề án tối ưu hóa và tiết kiệm năng lượng nâng cao hiệu quả sản xuất urê và NPK, việc vận hành an toàn ổn định của Nhà máy Đạm Cà Mau với công suất trung bình lũy kế đến nay đạt 111% so với thiết kế đã giúp doanh nghiệp có giá thành sản xuất cạnh tranh.
=> Giá cổ phiếu DCM đang giao dịch quanh mốc 29500 tại thời điểm viết bài, các nhà đầu tư có thể cân nhắc vào khi giá về quanh vùng 28000; Target: 35; Cắt lỗ khi lỗ 7%
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận