DCM - Kỳ vọng nào quý 4
Giá Ure có dấu hiệu tạo đáy + giá dầu đạt đỉnh sẽ giúp cải thiện biên lợi nhuận của DCM
Tính đến thời điểm hiện tại, DCM đang được hưởng lợi từ cả 2 đầu trong chuỗi giá trị sản xuất của mình: Giá đầu ra (U rê) tăng trong khi giá đầu vào (Khí tự nhiên, tương quan với giá dầu FO giảm). Như vậy, doanh nghiệp sẽ cải thiện được biên lợi nhuận đáng kể, góp phần thúc đẩy KQKD thời gian tới. Tuy nhiên do quý 3 thường là quý tiêu thụ thấp điểm nên chúng ta sẽ kỳ vọng nhiều hơn vào mùa cao điểm quý 4 sẽ hỗ trợ phục hồi nhu cầu tiêu thụ urê. Theo cập nhật mới nhất, giá U rê của DCM trong tháng 9 tăng 14% so với tháng trước, lên mức 16.300 VND/ kg
Đặc biệt, cùng với việc triển khai các chương trình và đề án tối ưu hóa và tiết kiệm năng lượng nâng cao hiệu quả sản xuất urê và NPK, việc vận hành an toàn ổn định của Nhà máy Đạm Cà Mau với công suất trung bình lũy kế đến nay đạt 111% so với thiết kế đã giúp doanh nghiệp có giá thành sản xuất cạnh tranh.
Mở rộng mặt hàng NPK
Hiện nay DCM đã hoàn thành việc xây dựng hệ thống sản xuất phân bón NPK và nghiệm thu từ Q4/2021, chính thức đi vào hoạt động từ Q2/2022. Trong thời gian tới, Công ty sẽ tập trung phát triển thị trường, hệ thống phân phối và tăng độ nhận biết về NPK Cà Mau, nhất là thị trường Tây Nam Bộ; đưa sản phẩm phân bón hữu cơ xâm nhập thị trường mục tiêu; hoàn thiện hệ thống quản trị, tăng sức cạnh tranh.
Sản lượng xuất khẩu tăng đột biến
Hiện tại, đang có nhiều thông tin rằng DCM trúng thầu gói xuất khẩu 105,000 tấn urea đi Ấn, trong đó 60,000 tấn sẽ giao trong tháng 9 (giá xuất khoảng USD578/tấn) và 45,000 tấn giao trong tháng 10 (giá khoảng USD670/tấn). Nếu như thông tin này chính xác, nhiều khả năng DCM sẽ ghi nhận doanh thu đột biến trong quý 4 (Xuất khẩu 2 tháng bằng 50% 6 tháng đầu năm). Tuy nhiên, mức giá xuất khẩu tin đồn này là tương đối thấp so với giá bán nội địa.
Phía doanh nghiệp vẫn chưa lên tiếng xác thực thông tin này.
Nhà máy Ure hết khấu hao từ năm 2024 giúp tiết giảm đáng kể chi phí sản xuất
Rủi ro
Các thay đổi trong chính sách xuất khẩu của Nga/Trung Quốc có thể khiến sản lượng xuất khẩu urê cao hơn từ các quốc gia này; giá dầu nhiên liệu/khí nhiên liệu trong nước cao hơn.
Trung Nguyễn TVI
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận