Đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng - Ăn chắc mặc bền
Nguyên nhân nhóm cổ phiếu ngân hàng điều chỉnh sâu thời gian qua là do việc bán cổ phiếu của các nhà đầu tư cá nhân (do tâm lý) bên cạnh kỳ vọng cao về tỷ suất sinh lợi (dẫn tới việc cổ phiếu ngân hàng kém hấp dẫn)...
Hiện nay, giá cổ phiếu của hầu hết các ngân hàng đã phục hồi với mức tăng phổ biến từ 15% đến hơn 30% so với mức đáy của tháng 6. Tuy nhiên, định giá hiện tại vẫn còn hấp dẫn đối với các nhà đầu tư dài hạn. So với mức P/B lịch sử, thị giá của nhiều ngân hàng vẫn đang giao dịch dưới mức trung bình 5 năm
Các chuyên gia lưu ý, nợ xấu tiềm ẩn liên quan tới trái phiếu doanh nghiệp và nợ tái cơ cấu vẫn luôn là vấn đề cần thận trọng. Đây là rủi ro mà cả nội bộ ngân hàng cũng như các chuyên gia trong ngành khó lượng hóa chính xác, vì vậy nhà đầu tư cần phải lưu ý khi chọn đầu tư vào các ngân hàng có rủi ro tập trung cao hay chất lượng tài sản thấp.
Cổ phiếu ngân hàng còn nguyên triển vọng hấp dẫn
Trong tương lai, nhóm phân tích vẫn nhận thấy tiềm năng lớn đối với phân khúc cho vay bán lẻ (cho vay mua nhà và ô tô), cũng như nhu cầu về bảo hiểm nhân thọ và đặc biệt là thanh toán bằng thẻ. Điều này cũng phù hợp với xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt đang diễn ra trên thế giới. VIB sẽ tiếp tục là cổ phiếu tăng trưởng trong giai đoạn 2022-2023 và hiện đang giao dịch với mức chiết khấu lớn.
Cuối quý II/2022, cho vay khách hàng cá nhân và doanh nghiệp SME chiếm 93% tỷ trọng cho vay của ngân hàng ACB, đồng nghĩa với áp lực trích lập dự phòng sẽ thấp hơn và nhanh hơn vì các khoản dư nợ của khách hàng cá nhân hay SME sẽ nhỏ hơn các công ty hay tập đoàn lớn. Ngoài ra, việc dự phóng và đưa ra kế hoạch ứng phó cho nợ xấu của nhóm khách hàng này sẽ dễ dàng hơn so với công ty lớn.
Tổng dư nợ tái cơ cấu theo các thông tư liên quan đến Covid-19 của ACB giảm còn 13 nghìn tỷ vào thời điểm cuối quý II, giảm 23,7% so với đầu năm và chiếm khoảng 3,3% tổng danh mục cho vay. Mặc dù số dư nợ là tương đối lớn, áp lực trích lập dự phòng sẽ không quá nặng nề, vì theo ACB, tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản bảo đảm chỉ khoảng 55,4%.
Do tình hình kinh tế chung vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, những ngân hàng có chiến lược phòng thủ với tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao có khả năng duy trì mục tiêu kép là tăng trưởng lợi nhuận và chất lượng tài sản tốt, tiêu biểu là Vietcombank, MBB.
Theo thống kê của Mirae Asset, Vietcombank và MB là những ngân hàng có chất lượng tài sản hàng đầu. Trong đó, Vietcombank có tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao nhất, MB có tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao thứ 3 trong hệ thống. Hai ngân hàng này đều có tỷ lệ nợ xấu thuộc nhóm thấp nhất.
Nhận định về triển vọng nhóm ngân hàng, Định giá nhóm này vẫn rất hấp dẫn ở thời điểm hiện tại, khuyến nghị nhà đầu tư có thể cân nhắc phân bổ danh mục. Nhiều chất xúc tác có thể diễn ra sẽ giúp các cổ phiếu ngành ngân hàng tăng trưởng vượt trội hơn so với mặt bằng chung của VN-Index.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận