Cổ phiếu khuyến nghị hôm nay 6/9: PTB, LTG và VNM
KBSV dự phóng KQKD năm 2023 của VNM với doanh thu thuần đạt 63.205 tỷ đồng (tăng 5,4% so với cùng kỳ), LNST đạt 9.321 tỷ đồng (tăng 8,7% so với cùng kỳ). KBSV cũng đưa ra khuyến nghị nắm giữ đối với cổ phiếu VNM với giá mục tiêu 84.000 đồng/cổ phiếu.
Doanh thu và lợi nhuận của Công ty Cổ phần Phú Tài (HoSE: PTB) giảm mạnh trong quý II/2023. PTB ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt là 1,4 nghìn tỷ đồng (giảm 22,3% so với cùng kỳ) và 106,6 tỷ đồng (giảm 32,9% so với cùng kỳ) trong quý II/2023. Trong đó, doanh thu từ mảng gỗ (trong đó 65%-70% doanh thu đến từ thị trường Mỹ) giảm 26,5% so với cùng kỳ, do nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm gỗ trong nhà và ngoài trời tại thị trường Mỹ giảm do áp lực lạm phát; Mảng đá (chiếm 32% tổng doanh thu) đạt 489 tỷ đồng doanh thu trong quý II/2023 (tăng 18,4% so với cùng kỳ).
Lợi nhuận dự kiến sẽ phục hồi từ nửa cuối năm 2023. Doanh thu và lợi nhuận trước thuế trong nửa cuối năm 2023 dự kiến giảm 5,3% và tăng 21% so với cùng kỳ đạt lần lượt 3,06 nghìn tỷ đồng và 306 tỷ đồng. Trong đó, xuất khẩu đá thạch anh sang thị trường Mỹ dự kiến tăng 25% so với cùng kỳ trong nửa cuối năm 2023 từ các đơn đặt hàng cao hơn; xuất khẩu gỗ dự báo tăng 8% so với cùng kỳ.
PTB đạt mức tăng trưởng cao hơn ngành gỗ nhờ các khách hàng lớn (Masterband và Melissa & Doug). Ngoài ra, lợi nhuận sản xuất gỗ của công ty ổn định phản ánh năng suất lao động được tối ưu hóa – giúp biên lợi nhuận gộp từ gỗ cao hơn 3% - 4% so với mức trung bình ngành.
Theo ước tính của Công ty chứng khoán SSI, lãi suất giảm 1% sẽ giúp lợi nhuận trước thuế của PTB tăng 2%. SSI nhận thấy lợi nhuận của PTB đã chạm đáy trong quý II/2023, tuy nhiên sự phục hồi không mạnh vào năm 2024.
PTB đang giao dịch ở mức P/E dự phóng năm 2023 và 2024 lần lượt là 10,2x và 9,05x, thấp hơn so với các công ty cùng ngành (11x). SSI áp dụng hệ số P/E bình quân cho ngành gỗ là 11x và ngành đá là 10x và đưa ra mức giá mục tiêu 1 năm cho cổ phiếu PTB là 61.600 đồng/cổ phiếu (tiềm năng tăng giá là 6,6%). SSI cũng đồng thời duy trì khuyến nghị trung lập đối với cổ phiếu PTB.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời (HoSE: LTG) gồm 23 công ty con và 1 công ty liên kết, chuyên về sản xuất thuốc bảo vệ thực vật (đạt tỷ lệ 37% trong doanh thu năm 2022) cùng với sản xuất và kinh doanh lương thực và gạo (chiếm tỷ lệ 54%). Ngoài ra, tập đoàn còn hoạt động trong các lĩnh vực khác như hạt giống cây trồng, bao bì, xây dựng và nhiều lĩnh vực khác.
6 tháng đầu năm 2023, doanh thu và lợi nhuận ròng thuộc cổ đông công ty mẹ ở mức 6.232 và 345 tỷ đồng, tăng 4,5% và 151,1% so với cùng kỳ.
LTG là doanh nghiệp có nền tảng vững chắc, có khả năng chi trả cổ tức tiền mặt đều đặn qua nhiều năm. Trong nửa đầu năm 2023, LTG tăng cường việc vay nợ ngắn hạn để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, lãi suất vay vốn ở mức khá thấp, và đặc biệt là việc LTG nhận được các khoản vay tín chấp. Điều này cho thấy mức độ tin tưởng các ngân hàng dành cho LTG.
Năm 2023, Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MASVN) dự báo doanh thu và lãi ròng thuộc về cổ đông công ty mẹ của LTG đạt 13.654 tỷ và 451 tỷ đồng, tăng 16,8% và 9,3% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu mảng lương thực & gạo kỳ vọng đạt 8.802 tỷ đồng, tăng 36,9% so với cùng kỳ; biên lợi nhuận gộp giảm từ 18,4% xuống 15,2%; chi phí bán hàng giảm 28,5%, còn 629 tỷ đồng; doanh thu tài chính và chi phí tài chính tăng 26,0% và 27,7%.
EPS forward 2023 ước đạt 5.594 đ/cp, tương ứng P/E forward 2023 ở mức 6,8 lần. MASVN đánh giá tích cực dành cho LTG nhờ: mảng lương thực gạo kỳ vọng duy trì sức tăng trưởng nhờ sự thiếu hụt nguồn cung trên thế giới; giá bán kỳ vọng khả quan; sự trở lại ở mảng thuốc bảo vệ thực vật sau khi chấm dứt phân phối sản phẩm từ Syngenta.
Công ty chứng khoán này cũng đồng thời đưa ra khuyến nghị mua đối với LTG, giá mục tiêu 12 tháng là 47.500 đồng/cổ phiếu.
VNM: KBSV khuyến nghị nắm giữ, giá mục tiêu 84.000 đồng/cổ phiếu
Kết thúc quý II/2023, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (HoSE: VNM) đạt doanh thu thuần 15.195 tỷ đồng, tăng nhẹ 1,8% so với cùng kỳ do nền kinh tế gặp khó khăn, sức mua vẫn còn khá yếu. Biên lợi nhuận gộp đạt 40,5%, tăng 1,7% so với quý trước do áp lực từ giá các nguyên vật liệu nhập khẩu hạ nhiệt và một phần từ việc tăng nhẹ giá bán. LNST đạt 2.229 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ, chấm dứt chuỗi 9 quý liên tiếp tăng trưởng lợi nhuận âm kể từ quý I/2021.
Thị trường nội địa tiếp tục khó khăn khi ngành sữa tăng trưởng rất chậm trong khi có nhiều đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên VNM cũng đã chiếm được thị phần ở một số mảng kinh doanh, một vài mảng là động lực tăng trưởng trong thời gian tới như sữa đặc, sữa chua đều có kết quả khả quan. KQKD của MCM giảm nhẹ do sức mua yếu tại khu vực miền núi phía Bắc. Ngoài ra, VNM cũng thực hiện chiến dịch tái định vị thương hiệu kì vọng giúp chiếm lại thị phần và tăng trưởng tại thị trường xuất khẩu.
Tổng doanh thu nước ngoài đạt 2.406 tỷ đồng (giảm 2,2% so với cùng kỳ). Thị trường xuất khẩu đạt 1.270 tỷ đồng (giảm 10% so với cùng kỳ) do sức mua tại các thị trường xuất khẩu vẫn còn khá yếu do áp lực lạm phát toàn cầu. Tại chi nhánh nước ngoài, doanh thu đạt 1.136 tỷ đồng (tăng 9%), AngkorMilk tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định, Driftwood đang bắt đầu trở lại tăng trưởng bình thường.
Công ty Cổ phần Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) dự phóng KQKD năm 2023 của VNM với doanh thu thuần đạt 63.205 tỷ đồng (tăng 5,4% so với cùng kỳ), LNST đạt 9.321 tỷ đồng (tăng 8,7% so với cùng kỳ). KBSV cũng đưa ra khuyến nghị nắm giữ đối với cổ phiếu VNM với giá mục tiêu 84.000 đồng/cổ phiếu.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận