Chứng khoán đang bị bỏ rơi, dòng tiền chảy về ngân hàng
Người dân đang đổ xô đi gửi tiền ngân hàng thay vì đầu tư vào kênh đầu tư khác, liệu rằng nhà đầu tư đang mất niềm tin với thị trường chứng khoán, và kênh tiền gửi ngân hàng có phải là một kênh đầu tư hợp lý trong thời gian lãi suất tiền gửi tăng như này hay không?
1. Thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán là một kênh đầu tư đa dạng “sản phẩm” cho các nhà đầu tư lựa chọn, chủ yếu sẽ là chứng khoán cơ sở, trái phiếu và phái sinh sẽ là 3 kênh đầu tư nhiều nhất, ngoài ra còn có các chứng chỉ quỹ khác để nhà đầu tư có thể tham khảo.
Hiện tại thì chứng khoán cơ sở sẽ là kênh đầu tư tốt nhất và phổ biến nhất cho nhà đầu, và có hơn 1000 mã chứng khoán cho nhà đầu tư tham gia, quan trọng là lọc ra những cổ phiếu rác, hay lái nhiều thì hướng đi của nhà đầu tư sẽ được định hình
Nhưng trước tình hình nhiều tin đồn về thị trường chứng khoán, cùng với những sự giảm điểm điên rồ của thị trường, dường như đã làm cho nhà đầu tư không còn có kỳ vọng nhiều khi kênh đầu tư kiếm tiền trở thành gánh nặng nợ nần cho họ.
2. Thị trường ngân hàng
Thị trường ngân hàng là một kênh không thể thiếu, khi tài sản của người dân đang dần chuyển sang ví điện tử, giao dịch qua lại liên tục. Chưa kể đây cũng là một kênh quản lý tài sản an toàn và ít rủi ro cho khách hàng. Đối với doanh nghiệp hay các tổ chức khác thì đây cũng sẽ là một kênh huy động vốn tốt, tỷ lệ cho vay tín dụng vừa phải.
Thị trường ngân hàng ở Việt Nam sẽ gồm có 2 loại là ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại. Và hiện tại thì ngân hàng thương mại đang được người dân cũng như tổ chức tìm đến nhiều hơn.
Hàng loạt ngân hàng tăng lãi suất huy động. Mức cao nhất đã lên tới 9,5%/năm, áp dụng với các khoản tiền gửi kỳ hạn 36 tháng và số tiền gửi tối thiểu 300 triệu đồng của ngân hàng số Cake by VPBank. Còn với các kỳ hạn 6 tháng trở lên, ngân hàng số này đẩy các mốc lãi suất này lên cao nhất thị trường là 8,5%/năm.
"Cuộc đua" lãi suất xuất phát từ nhu cầu huy động vốn của các ngân hàng tăng nhờ hạn mức tín dụng mới và chênh lệch giữa tăng trưởng tín dụng với huy động ngày càng cao
Các yếu tố vĩ mô toàn cầu cũng có tác động, trong đó Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể tiếp tục tăng lãi suất hơn nữa vào cuối năm và đồng USD tăng giá mạnh cũng gây áp lực lên tỷ giá, cũng như lãi suất
3. Nhận định cá nhân
Nhà đầu tư có quyền quyết định dòng tiền sẽ chảy về đâu, quan trọng là cần phải phân bổ sao cho hợp lý, thay vì đổ toàn bộ vào chứng khoán cũng như toàn bộ vốn vào tiền gửi ngân hàng. Dòng tiền thì vẫn cần phải lưu động liên tục, nhuw vậy thị trường VN nói chung mới có thể duy trì đà tăng trưởng trong năm tới.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận