Cho vay BĐS và trái phiếu doanh nghiệp - Hai rủi ro trong ngành ngân hàng
Công ty chứng khoán SSI cho rằng rủi ro đối với ngành ngân hàng thời gian tới có thể đến từ các khoản vay liên quan đến lĩnh vực bất động sản (BĐS) và trái phiếu doanh nghiệp.
Trong báo cáo ngành ngân hàng mới được công bố, SSI cho rằng rủi ro từ các khoản nợ tái cơ cấu Covid-19 không quá đang lo ngại đối với các ngân hàng thương mại lớn. Tính đến cuối tháng 4 năm 2022, dư nợ tái cơ cấu Covid đã giảm 24% so với đầu năm và bằng khoảng 1,8% tổng dư nợ cho vay. Các ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV, ACB, MB và Techcombank cũng đã trích lập dự phòng đầy đủ cho các khoản nợ tái cơ cấu Covid.
Tuy nhiên, công ty chứng khoán này nhận định rủi ro với ngành ngân hàng có thể đến từ các khoản vay liên quan đến lĩnh vực bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp.
Do bất động sản đang chịu sự kiểm soát chặt chẽ hơn đối với việc cho vay và trái phiếu doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực này, nên đã gây ra sự gián đoạn về vòng quay vốn cũng như thanh khoản (25% trái phiếu bất động sản phát hành đến hạn vào năm 2022 và 65% đến hạn vào năm 2023, năm 2024).
Điều này làm tăng chi phí tài chính cho các chủ đầu tư bất động sản. Rủi ro này sẽ dần được phản ánh trên Bảng cân đối kế toán của ngân hàng từ năm 2023, theo SSI.
Song song với 2 rủi ro trên, còn có rủi ro từ các khoản vay mua nhà được hưởng ân hạn cả lãi và gốc trong giai đoạn 2020-2022. Rủi ro này cần được theo dõi chặt chẽ trong năm 2023, khi người mua nhà bắt đầu phải thực sự trả gốc và lãi hàng tháng cho ngân hàng.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận