Câu chuyện của ngành cá tra?
Việc Trung Quốc quyết định mở cửa lại nền kinh tế, coi việc mắc Covid 19 chỉ là một loại bệnh ở nhóm B đã trở thành điểm sáng cho kỳ vọng phát triển kinh tế của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Các ngành nghề được hưởng lợi hàng đầu của việc Trung Quốc mở cửa: ngành hàng không, ngành sản xuất thịt heo, cá tra và các mặt hàng nông lâm thủy sản xuất khẩu sanng Trung Quốc...
Ngành cá tra đang có các lợi thế gì?
Nhu cầu cá tra tăng cao vào cuối năm
Cá minh thái và cá tra là hai sản phẩm có cùng phân khúc giá, tuy nhiên chiến tranh Nga-Ukraine kéo dài khiến nguồn cung cá minh thái từ Nga bị thiếu hụt nặng nề, mở đường cho cá tra Việt Nam có cơ hội tiếp cận các thị trường nước ngoài. Đồng thời, việc mở cửa trở lại của Trung Quốc (thị trường thứ 2 trên thế giới về tiêu thụ cá tra) sau chính sách Zero Covid đã thúc đẩy nhu cầu cá tra trên toàn thế giới tăng trở lại.
Sản lượng cá tra của Việt Nam từ tháng 1 đến tháng 10/ 2022 hầu như đều tăng trưởng hơn 60% so với năm 2021. Tuy nhiên, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu trong quý 3/2022 giảm lần lượt là 25% và 33% so với quý 2/2022. Nguyên nhân đến từ việc lượng tồn kho tại các thị trường nhập khẩu thường đạt đỉnh từ tháng 6, 7, đặc biệt tại thị trường Mỹ (chiếm thị phần lớn nhất trong cơ cấu xuất khẩu cá tra của Việt Nam) có năm tài chính kết thúc vào 30/6 nên các doanh nghiệp sẽ cố gắng xả kho vào thời điểm này, khiến giá cá ghi nhận sự hạ nhiệt. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu được kỳ vọng sẽ tăng trưởng trở lại vào quý 4, do các dịp lễ hội như Tạ ơn, Giáng sinh và Năm mới đang đến gần đưa nhu cầu tiêu thụ vào thời kỳ cao điểm. Tuy vậy, mức sản lượng và kim ngạch của tháng 10/2022 được ghi nhận tăng không đáng kể (lần lượt 19,9% và 16% yoy). Cụ thể, sản lượng tháng 10/2022 tăng khoảng 19% so với tháng trước, kim ngạch tháng 10 và tháng 11 giảm lần lượt là 3% và 12% với tháng trước liền kề. Xuất khẩu cá tra có giảm sụt nhẹ ở các tháng gần đây là do Trung Quốc mới chỉ nới lỏng một phần các biện pháp phong tỏa, đồng thời bên Mỹ đang bị thiếu hụt nhân sự về logistic, khiến nhiều lô hàng bị kẹt lại cảng chưa đến được tay người mua. Nhìn chung, nhu cầu về cá tra vẫn chưa hề hạ nhiệt, tuy nhiên một số yếu tố ngoại cảnh vẫn tác động tiêu cực đến quá trình xuất khẩu của các doanh nghiệp.
Giá cá fillet xuất khẩu vẫn duy trì ổn định trong những tháng gần đây
Giá cá fillet xuất khẩu liên tục tăng từ đầu năm và đạt đỉnh vào tháng 8/2022 ở mức 5 USD/kg. Giá cá giảm nhẹ 14% từ tháng 9 và duy trì ở mức 4,3 USD/kg. Do quý 3 hàng năm vốn là thời kỳ thấp điểm cho việc xuất khẩu thủy sản, tồn kho ở các nước nhập khẩu cũng đạt mức đỉnh ở thời điểm này. Giá cá tra fillet vẫn tiếp tục duy trì quanh mức 4,3 USD/kg ở tháng 10 và tháng 11, như đã đề cập ở trên, các lô hàng mới với giá cao vẫn đang kẹt ở cảng chưa tới được tay khách hàng. Dự báo, giá cá vẫn có tiềm năng hồi phục do nguồn cung vẫn còn hạn chế, trong khi nhu cầu tích trữ hàng hóa phục vụ mùa cao điểm cuối năm bắt đầu tăng cao.
Khó khăn mà ngành cá tra đang gặp phải?
Giá cá nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi chưa có dấu hiệu hạ nhiệt Trong 3 năm đổ lại đây, giá thức ăn chăn nuôi ngành thủy sản đã tăng khoảng 40-60% (tăng khoảng 18.000-26.500 VND/kg). Bên cạnh đó, sau khi hạ nhiệt vào hồi tháng 8/2022, giá cá nguyên liệu đang có xu hướng quay lại gần mức đỉnh 33.000 VND/kg.
Giá nguyên liệu đầu vào tăng, xong các hộ nông dân nuôi cá ở Việt Nam chỉ bán ra được ở mức 26.000-27.000 VND/kg, không thu lãi được nhiều mà thậm chí còn lỗ nên người nông dân bỏ nuôi nhiều, các doanh nghiệp càng làm chủ được nguồn cung. Bên cạnh đó, hiện nay các doanh nghiệp thủy sản đang hướng tới tự chủ về nguồn cung (có ao cá nguyên liệu và nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi riêng) nên cũng hạn chế được sự ảnh hưởng của giá nguyên liệu đầu vào tăng cao.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận