Cần thêm nhiều biện pháp để hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2023 ước tăng 3,32% so với cùng kỳ năm trước cho thấy những khó khăn của nền kinh tế trước ảnh hưởng nhu cầu kinh tế toàn cầu suy giảm và theo đó tác động rõ nét lên khu vực sản xuất.
Tăng trưởng tín dụng thấp và hoạt động xuất nhập khẩu tăng trưởng âm cho thấy những khó khăn đối với nền kinh tế tiếp diễn và đòi hỏi các biện pháp hỗ trợ mạnh mẽ từ Chính phủ gồm các nhóm giải pháp thức đẩy đầu tư công và kéo giảm mặt bằng lãi suất.
Dòng vốn đầu tư FDI giảm so với cùng kỳ cũng là yếu tố cần được theo dõi sát sao trong bối cảnh mặt bằng lãi suất trên thế giới vẫn đang tăng và thời điểm ban hành chính sách thuế tối thiểu toàn cầu đang đến gần.
Hoạt động sản xuất trong nước tiếp tục gặp khó khăn
Chỉ số sản xuất công nghiệp giảm so với cùng kỳ. Đáng chú ý, chỉ số PMI trong tháng 3 đã giảm trở lại dưới 50 ở mức 47,7 điểm, các đơn đặt từ nước ngoài lần đầu giảm. Như vậy, khả năng các hoạt động sản xuất chưa thể hồi phục mạnh mẽ trong Quý II
Cần thêm nhiều biện pháp để hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng
VCBS đánh giá nhìn chung các điều kiện sản xuất vẫn tiềm ẩn các yếu tố không thuận lợi. Tuy vậy, khu vực dịch vụ tiếp tục tăng trưởng ổn định và trở thành động lực tăng trưởng chính. Theo đó, tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm dự báo đạt 4,18%-4,39%. Số liệu tăng trưởng dự báo cho năm 2023 đạt 5,52% - 5,93%.
Ngay từ đầu năm, Chính phủ đã cho thấy những quyết tâm trong đẩy mạnh hoạt động giải ngân đầu tư công năm 2023 với tổng vốn trên kế hoạch 700.000 tỷ đồng (+25% kế hoạch 2022) với trọng tâm vào các dự án theo chiến lược nhằm đẩy mạnh liên kết vùng tạo động lực phát triển kinh tế thể hiện qua chỉ báo vốn đầu tư thực hiện từ NSNN. Đây là được xem là động lực thay thế quan trọng với chỉ báo tăng trưởng trong trường hợp các động lực tăng trưởng công nghiệp chế biến chế tạo không đạt kỳ vọng.
Tỷ giá diễn biến theo chiều hướng thuận lợi
Các thành viên thị trường đang khá đồng thuận với kịch bản các NHTW đã tiến gần với mức lãi suất mục tiêu cuối. Tuy vậy, khả năng Fed tiếp tục động thái tăng lãi suất vẫn tồn tại. Điểm thay đổi trong giai đoạn này là sự kiện SVB khiến Fed buộc phải có các biện pháp đảm bảo thanh khoản. Theo đó, sức mạnh đồng USD tạm thời chững lại.
Tại Việt Nam, cuối quý I đồng VND tăng giá 0,5% so với đồng USD. Tại các NHTM, tỷ giá giảm 120-130 đồng, xuống mức 23.640-23.650 VND/USD. Với các thay đổi trên thị trường thế giới và đánh giá về nguồn cung ngoại tệ trương đối thuận lợi, VCBS cho rằng NHNN sẽ có thể mua vào thành công thêm dự trữ ngoại hối trong giai đoạn Qúy II, sau khi đã thực hiện mua 4 tỷ USD trong Quý I.2023.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận