Tìm mã CK, công ty, tin tức


Đọc nhiều
Bình luận nhiều
Nếu không có những quy định này, việc giải quyết nợ xấu chủ yếu dựa vào quá trình khởi kiện, tham gia tố tụng và tiến hành thi hành án.
Trung tâm phân tích của công ty chứng khoán SSI (SSI Research) cho rằng việc luật hoá các quy định của Nghị quyết 42 là một bước quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến quá trình xử lý nợ xấu của ngành ngân hàng Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh tổng tài sản có vấn đề (bao gồm nợ xấu, trái phiếu VAMC và các khoản nợ xấu tiềm ẩn khác) của hệ thống đã tăng lên khoảng 7%.
Với mục tiêu tăng trưởng tín dụng và GDP được chính phủ đặt ở mức tương đối cao,SSI tin rằng hệ thống ngân hàng cần một khung pháp lý ổn định và toàn diện để giải quyết nợ xấu. Theo quan điểm của tổ chức này, việc luật hoá Nghị quyết 42 sẽ cung cấp nền tảng pháp lý cho việc giải quyết nợ xấu, giảm thời gian xử lý và cải thiện hiệu quả thu hồi nợ. Cải thiện quy trình thanh lý tài sản, cho phép ngân hàng bán tài sản đảm bảo và thu hồi vốn hiệu quả hơn.
Cùng với đó là giảm chi phí vận hành và tăng cường khả năng mở rộng tín dụng, phù hợp với mục tiêu của chính phủ trong việc cải thiện tiếp cận tín dụng và giảm lãi suất cho vay vào năm 2025. Các ngân hàng có tỷ lệ cho vay bán lẻ cao nhưng phải xử lý nhiều khoản vay nhỏ sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ việc giải quyết nợ xấu nhanh chóng để giảm gánh nặng vận hành và cải thiện khả năng sinh lời.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường