Báo cáo chiến lược tuần 13: Những thông tin đáng chú ý và nhận định trong tuần giao dịch mới
I. Thông tin sự kiện
Tin thế giới
Đơn trợ cấp thất nghiệp lần đầu của Mỹ tuần qua giảm xuống 192k, thấp hơn dự báo 205k)
Ngân hàng một số ngân hàng trên thế giới tiếp tục gặp khó khăn như First Republic, Cresdit Suisse và được hỗ trợ thanh khoản từ các cơ quan quản lý và những ngân hàng lớn khác như JP Morgan, Bank of America do lo ngại về đổ vỡ hệ thống.
Fed bơm hơn 290 tỷ USD hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống ngân hàng, thị trường đang kỳ vọng Fed sẽ nâng lãi suất 0.25% vào cuộc họp 23/3, thậm chí nhiều nhà đầu tư kỳ vọng không nâng lãi suất.
Các kịch bản diễn ra với sự kiện: cuộc họp tăng lãi suất của FED:
1. FED tiếp tục tăng 0.25% lãi suất như dự báo, thị trường sẽ tiếp tục xu hướng sideway, không có quá nhiều tác động cho trường hợp này. (xác suất 50%)
2. FED sẽ tạm ngưng tăng lãi suất trong kì này để quan sát khi có nhiều bất ổn vừa qua trên thị trường tài chính quốc tế => Vnindex sẽ vô cùng hưng phấn và tăng mạnh (xác suất 30%)
3. FED tăng 0.5% hoặc cao hơn bởi những đánh giá và lý do riêng => Sẽ đưa thị trường rơi vào tiêu cực (xác suất 20%)
Tin trong nước
Thông tin thị trường trong nước đáng chú ý trong tuần qua đó chính là NHNN Việt Nam bất ngờ giảm lãi suất chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng ở mức 1%, lần lượt từ 4.5% xuống 3.5% và 7% xuống 6%. Giữ nguyên mức lãi suất tái cấp vốn
Nhận xét: hoạt động này mang lại những tác động tích cực lên tâm lý nhà đầu tư, còn việc có thể tác động đến tình hình tài chính chung của quốc gia và tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp thì phải cần một khoảng thời gian dài duy trì hoặc tiếp tục xu hướng giảm lãi suất.
II. Diễn biến thị trường
Tình hình thế giới
Chứng khoán thế giới tuần vừa qua biến động mạnh sau những cuộc “giải cứu” ngành ngân hàng, tâm lý nhà đầu tư giảm về vùng sợ hãi trong chỉ số Fear & Greed (chỉ số tham lam sợ hãi) sau khi hàng trăm tỷ đô la viện trợ, cổ phiếu ngân hàng vẫn bị bán tháo.
Cổ phiếu ngân hàng là tâm điểm chú ý của nhà đầu tư ở Phố Wall trong những ngày gần đây, khi thị trường bị phủ bóng bởi nỗi lo sợ rằng sẽ có những nhà băng tiếp theo chịu chung số phận như Silvergate Bank, Silicon Valley Bank (SVB) và Signature Bank – ba ngân hàng đổ vỡ trong tuần trước. Cổ phiếu First Republic “bốc hơi” 33%, chốt tuần với mức giảm gần 72%. Phiên giảm này đảo ngược sự phục hồi trong phiên ngày thứ Năm, khi một nhóm 11 nhà băng tuyên bố sẽ giúp First Republic bằng cách gửi 30 tỷ USD vào ngân hàng này để bày tỏ tin tưởng vào hệ thống. Cổ phiếu Credit Suisse niêm yết ở Mỹ giảm gần 7% khi giới đầu tư nghiền ngẫm tuyên bố của ngân hàng này về việc sẽ vay tới 50 tỷ Franc Thuỵ Sỹ, tương đương gần 54 tỷ USD, từ Ngân hàng Trung ương Thuỵ Sỹ (SNB). Tuần này, cổ phiếu Credit Suisse giảm 24%. Về phần mình, Fed đã cho các ngân hàng vay 165 tỷ USD trong tuần từ ngày 9/3 tới 15/3 thông qua kênh chiết khấu và chương trình cho vay khẩn cấp mới được tạo ra sau sự sụp đổ của SVB. Cuộc khủng hoảng ngân hàng diễn ra vào đúng thời điểm nhà đầu tư chờ cuộc họp chính sách tiền tệ vào tuần tới của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Câu hỏi đặt ra về cuộc họp này là liệu Fed có tiến hành tăng lãi suất với bước nhảy 25 điểm cơ bản hay không, giữa lúc ngành ngân hàng Mỹ lâm khủng hoảng.
Tình hình trong nước
Thị trường chứng khoán trong nước có một tuần giao dịch sideway trong biên độ hẹp dù có thêm động lực từ quyết định giảm một số mức lãi suất điều hành của Ngân hàng nhà nước, trước đó hàng loạt các biện pháp hỗ trợ thị trường trong thời gian gần đây như nghị định 08, Nghị quyết số 33, thành lập Ban chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, … Chốt tuần, chỉ số Vn-Index giảm nhẹ 7,86 điểm, tương đương sụt 0,75% còn 1.045,14 điểm.
Thanh khoản toàn thị trường tăng 18,2% lên mức 11.700 tỷ đồng/phiên, trong đó thanh khoản khớp lệnh tăng 13,6% đạt 9.987 tỷ đồng/phiên.
Khối ngoại tuần vừa qua mua ròng sang tuần thứ 2 liên tiếp, đây cũng là tuần các quỹ ETF tái cơ cấu với lượng mua nhiều hơn bán. Tổng cộng, khối ngoại đã mua ròng 2.300 tỷ đồng trong tuần vừa qua, trong đó dòng tiền qua các kênh ETF đạt 7,76 triệu USD (181 tỷ đồng), lũy kế từ đầu năm khối ngoại mua ròng 6.700 tỷ đồng.
III. Nhận định thị trường tuần 13
Nhận định
Ở góc nhìn phân tích kỹ thuật, chỉ số Vn – Index có một tuần giao động trong biên độ 1.034 – 1.064 điểm thanh khoản ở mốc trung bình. Diễn biến giá trong từng phiên có biên độ giao động lớn xoay quay đường MA20, điều này cho thấy sự dằng có giữa bên mua và bên bán rất dữ dội. Chỉ báo RSI tiếp tục xu hướng đi lên cho thấy bên mua đang có phần nhỉnh hơn so với bên bán. Chỉ báo MACD cắt lên dường Signal 5 phiên liên tục là tín hiệu báo mua.
Trong khi đó, với việc các thông tin tốt xấu đan xen và chưa có xu hướng rõ rang, chúng tôi cho rằng thị trường trong tuần tới sẽ tiếp tục giao động giằng co trong biên động hẹp từ 1.030 – 1.065 điểm. Thanh khoản giảm nhẹ so với tuần trước.
Khuyến nghị hành động
Tập trung cơ cấu danh mục vào các nhóm cổ phiếu được hưởng lợi từ việc giảm lãi suất như Chứng khoán, Ngân hàng, Bất động sản để đón sóng tăng cho giai đoạn tới.
Sử dụng cách giao dịch lướt sóng trên hàng tồn kho để mua vào trong những phiên giảm sâu và bán ra trong những lúc thị trường tăng mạnh.
Tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục sẽ giao động từ 40% - 70%
IV. Các cổ phiếu cần chú ý
V. Thông tin về tài khoản mẫu.
Tài khoản mẫu với các hướng dẫn giao dịch chi tiết sẽ được chúng tôi ra mắt trong thời gian tới với hy vọng đem tới cho nhà đầu tư cái nhìn chân thực hơn về việc đầu tư chứng khoán theo cách chuyên nghiệp và có sự chuẩn bị bài bản.
Theo dõi Facebook " NextGen Capital" hoặc Youtube " Nhà đầu tư NextGen" để được cập nhật thông tin kịp thời và nhanh chóng.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận