Bán lẻ: Có còn là "miếng mồi béo bở" ?
Tổng quan ngành:
- Là thành phần quan trọng góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế.
- Thị trường năng động với sự tham gia của đông đảo tên tuổi trong và ngoài nước.
- Mặc dù kênh thương mại truyền thống vẫn chiếm tỷ lệ áp đảo nhưng xu hướng bán lẻ hiện đại và bán hàng trực tuyến ngày càng chứng tỏ sức mạnh của mình. Trong xu thế đó, hàng loạt chuỗi bán lẻ - với nhiều mặt hàng khác nhau từ FMCG, thiết bị công nghệ, thiết bị gia dụng, thời trang đến phụ kiện cá nhân, thực phẩm ăn uống v.v. - đã nở rộ tại Việt Nam.
- COVID-19 bùng phát trên diện rộng và kéo dài ở Việt Nam trong năm 2021 đã gây ra những tác động khác nhau đến việc tiêu thụ của nhiều sản phẩm khác nhau. Một số được lợi trong khi một số bị thiệt hại. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu dùng cũng như doanh thu của các nhà bán lẻ đã có sự phục hồi sau giai đoạn giãn cách (vd: MWG, PNJ, v.v.). Doanh thu bán lẻ hàng hóa (chiếm ~ 82% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng) cả năm 2021 tăng 0,2% so với 2020 sau khi giảm 3,4% n/n trong 9T2021. Tăng trưởng trong 9T/2022 đạt 15,8% n/n.
- Các công ty bán lẻ niêm yết ghi nhận tăng trưởng doanh thu khả quan nhờ nhu cầu hồi phục trong những tháng đầu năm và nền thấp trong Q3/2021, ví dụ MWG (+18% n/n trong 8T2022), FRT (+55% n/n trong 6T2022), PNJ (+88% n/n trong 8T2022). Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng chú ý nhiều đến khả năng lạm phát tác động lên sức mua của người tiêu dùng, mặc dù một số dự báo cho rằng mức tăng tại Việt Nam sẽ không quá nghiêm trọng.
- Bán hàng trực tiếp tại cửa hàng sẽ vẫn là một kênh quan trọng nhưng bán hàng trực tuyến cũng ngày càng khẳng định vai trò của mình, trở nên phổ biến hơn với nhiều người tiêu dùng ngay cả sau khi dịch bệnh COVID19 đã hạ nhiệt. Theo đó, hoạt động bán hàng đa kênh ngày càng trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược kinh doanh của các công ty.
Triển vọng trong giai đoạn tới:
- Đối với những tháng còn lại của năm 2022, dựa trên giả định rằng xác suất lặp lại giai đoạn giãn cách kéo dài như 2021 vì COVID-19 có thể được giảm thiểu, kỳ vọng ngành bán lẻ sẽ tiếp tục được thúc đẩy bởi tiêu dùng trong nước cùng với chi tiêu của khách nước ngoài do các hoạt động du lịch phục hồi. Tuy vậy, nếu áp lực lạm phát tăng đáng kể trong nửa sau của năm có thể ảnh hưởng đến sức mua của một số nhóm ngành mặc dù mức độ nghiêm trọng có thể khác nhau ở các phân khúc người tiêu dùng khác nhau.
- Triển vọng dài hạn được hỗ trợ bởi các yếu tố như nền kinh tế đang phát triển, dân số lớn, trẻ và ưa thích kết nối, quá trình đô thị hóa, thu nhập gia tăng và mức sống cao hơn, tầng lớp trung lưu mở rộng.
Cổ phiếu theo dõi: MWG FRT PNJ DGW
Chúc anh chị giao dịch thành công !! Bình tĩnh và quyết thắng !
Trên đây là những kinh nghiệm và chia sẻ cá nhân cho anh chị nhà đầu tư đang hoang mang khi thị trường rung lắc mạnh
Đánh giá trên góc nhìn cá nhân. Anh chị có thể đặt câu hỏi về mã cổ phiếu và góp ý xây dựng để cộng đồng đầu tư tốt hơn!
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận