Trong bức tranh toàn cảnh ngành ngân hàng, bên cạnh những mảng màu sáng những "mảng xám" cũng đã bắt đầu lộ diện một cách rõ ràng hơn ở chất lượng tài sản, khi độ trễ tác động bởi COVID-19 dần rút ngắn.
+ Rủi ro vỡ nợ chéo từ trái phiếu bất động sản. Trong bối cảnh nguồn vốn tín dụng bị siết chặt từ cuối năm 2019, phát hành trái phiếu đã trở thành một trong những phương thức hiệu quả giúp doanh nghiệp bất động sản huy động nguồn vốn để phát triển dự án. Theo Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA), tổng khối lượng phát hành trong quý I/2022 tăng khoảng 18,98% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 56.674 tỷ đồng, trong đó, bất động sản được xem là nhóm dẫn đầu với tổng giá trị 28.581 tỷ đồng. Tuy nhiên, thời điểm hiện nay, trái phiếu bất động sản gặp nhiều biến động với hàng loạt các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến phát hành trái phiếu, huy động tiền của nhà đầu tư.
+ Nợ xấu gia tăng, tiềm ẩn rủi ro an toàn hệ thống. Thống kê cho thấy, nợ xấu đang có xu hướng tăng khá mạnh. Do triển vọng về nợ xấu gia tăng vào năm 2022 nên từ cuối năm trước, phần lớn các ngân hàng đã tăng tỷ lệ dự phòng rủi ro để giúp cải thiện chất lượng tài sản cũng như "dự phòng" lợi nhuận cho năm nay. Dù vậy, tốc độ tăng trưởng trích lập dự phòng chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng nợ xấu khiến tỷ lệ trích lập dự phòng bao nợ xấu trung bình giảm nhẹ từ 118% hồi đầu năm xuống còn 112% khi kết thúc quý 1/2022. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu công bố có thể sẽ tăng lên trong nửa cuối năm 2022, sau khi Thông tư 14 sẽ hết hiệu lực. Theo đó, việc tăng nguồn lực dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu của các ngân hàng lại càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
+ Bộ đệm an toàn vốn còn mỏng. Trong bối cảnh phát triển và hội nhập ngày càng sâu rộng, nhóm ngân hàng cần thực hiện các chuẩn mực quốc tế cao hơn như Basel II, Basel III… nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro và tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực. Một trong số những chỉ tiêu quan trọng về quản trị rủi ro là tỷ lệ an toàn vốn (CAR). Tỷ lệ CAR của các ngân hàng Việt Nam chỉ ở mức 11,3% trong năm 2021, khá thấp so với các nước trong khu vực, và có dấu hiệu suy giảm trong quý I/2022, một số ngân hàng thương mại nhà nước lớn hầu như không đáp ứng được yêu cầu về an toàn vốn của Basel II.
Trong môi trường rủi ro tín dụng và kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, áp lực tăng vốn đè nặng nên các ngân hàng ngày một tăng, trở thành một trong những thách thức lớn nhất đối với tăng trưởng trong năm nay của 36,4% số ngân hàng, tăng 8,6% so với năm ngoái (theo khảo sát của Vietnam Report). Theo đó, hơn 54,6% số ngân hàng cho biết tăng vốn điều lệ là nhiệm vụ trọng tâm của năm 2022, tăng đáng kể so với mức 44,4% của năm trước
Ngược lại, Những gam màu sáng trong bức tranh triển vọng ngành ngân hàng đến từ:
+ Tăng trưởng tín dụng phục hồi mạnh mẽ
+ Tiền gửi tăng trở lại
+ Thu nhập ngoài lãi tăng trưởng tốt, chủ yếu đến từ bancassurance
Bình luận