menu
24hmoney

Bài của PHẠM THANH TÙNG

Ảnh đại diện
Ngành Dầu khí quý 1/2023 - Triển vọng rõ ràng đối với các doanh nghiệp thượng nguồn (PVS, PVD)
I/ Tổng quan ngành Dầu khí Việt Nam
Ngành kinh tế trọng điểm, kinh doanh đặc thù, liên quan đến vấn đề an ninh năng lượng quốc gia, bao gồm tất cả các khâu:
- Thượng nguồn: Thăm dò Khai thác dầu khí (PVD, PVS, PVEP),
- Trung nguồn: Xử lý, phân phối dầu khí (GAS), lọc và chế biến dầu khí (BSR, NSRP) và vận chuyển xăng dầu, khí (PVT, PVP, PVB),
- Hạ nguồn: Chế biến thành sản phẩm cuối cùng bao gồm Điện khí (POW, NT2, PGV), Đạm (DPM, DCM), Khí (CNG), Nhựa đường (PLC), Phân phối và bán lẻ xăng dầu (PLX, OIL),
Ngành Dầu khí quý 1/2023 - Triển vọng rõ ràng đối với các doanh nghiệp thượng nguồn (PVS, PVD). I/ Tổng  ...
Tổng quan Nganh dầu khí Việt Nam
Về Đặc điểm của ngành:
- Hoạt động SXKD và KQKD của ngành theo chu kỳ, thường định giá tương đối theo P/B, chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi diễn biến giá dầu có mức độ biến động cao (nhu cầu dầu mỏ) và gián tiếp bởi nhu cầu tìm kiếm, khai thác dầu mỏ, hoạt động của OPEC, các nước xuất khẩu dầu lớn khác như Mỹ ,Nga và triển vọng kinh tế thế giới.
- Ngành kinh doanh độc quyền, với rào cản gia nhập cao, chịu ảnh hưởng bởi chính sách của Nhà nước, tranh chấp trên Biển Đông.
- Đóng góp lớn vào GDP và Tổng thu NSNN: Giai đoạn 2006 – 2015, PVN đóng góp trung bình 20 – 25% tổng thu NSNN, 18 – 25% GDP cả nước. Năm 2022, tổng doanh thu của PVN tương đương 9.8% cả nước, đóng góp ngân sách 9.5% ngân sách (tỷ trọng cao nhất từ 2015 – nay với mức trung bình là 7.6%).
- Các DN thượng nguồn có mức giá dịch vụ phụ thuộc vào nhu cầu khai thác, tìm kiếm thường có độ trễ khoảng 1 năm so với giá dầu và nhu cầu ANNL của các nước. Các DN Trung và Hạ nguồn sẽ có KQKD nhạy với diễn biến của giá dầu (là đầu vào và đầu ra của nhiều DN). Trong giai đoạn 2020 – 2021, khi giá dầu còn thấp, ngành đạm điện có dầu thô là đầu vào có LN kỷ lục. Khi giá dầu tăng cao đột biến, các DN lọc dầu được hưởng lợi. Nhóm bán lẻ xăng dầu như PLX và OIL có kết quả không tốt trong năm 2022 dù giá dầu lên cao do đứt gãy nguồn cung ứng, nhà máy lọc dầu NSRP ngừng hoạt động => phải nhập khẩu từ nước ngoài với giá cao với các quy định về chi phí định mức không được điều chỉnh.
Về rủi ro đối với Ngành Dầu khí
- Kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm/ suy thoái ảnh hưởng đến nhu cầu dầu mỏ
- Nguồn cung dầu mỏ thế giới dư thừa trở lại
- Hoạt động của các DN dầu khí trong nước bị gián đoạn do các sự cố kỹ thuật.
- Tranh chấp trên Biển đông ảnh hưởng đến hoạt động khai thác và triển vọng ngành.
- Các chính sách được đưa ra chậm trễ, các dự án lớn chậm tiến độ.
II/ Hiện trạng Ngành Dầu khí Việt Nam.
1. Giá dầu mức đỉnh có thể đã qua nhưng mức nền cao được dự báo duy trì trong thời gian tới. Đồng thời, sản lượng khai thác và trữ lượng dầu khí của Việt Nam đang suy giảm do thiếu các hoạt động khai thác thăm dò mỏ mới
Giá dầu quý 1/2023: Sau khi tăng đột biến và thiết lập mức đỉnh quanh 120 đô/ thùng vào năm 2022 do chiến sự Nga – Ukraina nổ ra, giá dầu đã giảm trở lại do triển vọng kém tích cực của nền kinh tế toàn cầu. Trong quý 1, giá dầu Brent duy trì mức nền giá 70 - 80 đô / thùng. Các nguồn cung dầu trên thế giới đã nhanh chóng bù đắp sản lượng thiếu hụt của Nga. Với OPEC cắt giảm sản lượng dầu từ 2/4, giá dầu đang trên đà phục hồi trở lại. Mức đỉnh có thể đã qua nhưng mức nền cao được dự báo duy trì trong thời gian tới. Goldman Sachs đã nâng dự báo về giá dầu gần nhất lên mức 95$ vào cuối 2023 và 100$ cuối 2024. Với giá dầu được dự báo đã tạo đỉnh, nhưng vẫn duy trì nền cao, các DN trung và hạ nguồn khó có lợi nhuận đột biến, đỉnh lợi nhuận đã xảy ra vào năm 2022
Ngành Dầu khí quý 1/2023 - Triển vọng rõ ràng đối với các doanh nghiệp thượng nguồn (PVS, PVD). I/ Tổng  ...
Biểu đồ giá dầu thô
Sản lượng khai thác và trữ lượng dầu khí của Việt Nam đang suy giảm do thiếu các hoạt động khai thác thăm dò mỏ mới
Trữ lượng dầu khí của Việt Nam xếp thứ 28/52 nước trên thế giới có tài nguyên dầu khí, trữ lượng dầu thô đứng đầu, khí đứng thứ 3 Đông Nam á. Do việc thăm dò, khai thác không được đẩy mạnh từ 2014 – nay, sản lượng khai thác dầu khí suy giảm, gia tăng trữ lượng không đủ bù sản lượng khai thác. Gia tăng trữ lượng trung bình từ 2018 – nay đạt 55% sản lượng khai thác, năm 2022 đạt 63% (tỷ lệ cần đạt 100 – 120%). Thống kê của PVN năm 2022 cho thấy tổng trữ lượng đã phát hiện ở trong nước là 1.5 tỷ m3 quy dầu, trong đó đã khai thác là 50%, 50% còn lại thì có tới ¾ khí và ¼ dầu. Trong phần trữ lượng còn lại này, các mỏ đang khai thác chiếm 30%, 30% từ các dự án trọng điểm đang được tập trung để bắt đầu khai thác (Lô B & Cá Voi Xanh), 40% còn lại từ các mỏ nhỏ/ cận biên chưa đủ điều kiện kinh tế để triển khai. Các mỏ dầu và khí đã đang khai thác hiện tại đều đang ở giai đoạn suy giảm tự nhiên (giai đoạn 2016 – 2020 suy giảm trung bình ở mức 11%/năm, năm 2021 giảm 6% và năm 2022 là 1%)=> Cần đẩy mạnh thăm dò, khai thác các mỏ mới.
Ngành Dầu khí quý 1/2023 - Triển vọng rõ ràng đối với các doanh nghiệp thượng nguồn (PVS, PVD). I/ Tổng  ...
Sản lượng khai thác dầu khí Việt Nam
Hiện tại, hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí đã được đẩy mạnh tại thị trường Đông Nam Á và trên toàn cầu do nhu cầu về An ninh năng lượng, thể hiện qua hiệu suất và giá thuê dàn khoan tại thị trường Đông Nam Á.
Giá thuê dàn khoan (Dayrates) và hiệu suất (Utilization) đạt mức cao nhất trong 3 năm.
Theo báo cáo IHS Markit, giá thuê trung bình giàn khoan tự nâng tại khu vực Đông Nam Á trong năm 2023 sẽ đạt mức trên 100.000 USD/ngày (+20% yoy), nguyên nhân chủ yếu do nguồn cung giàn khoan đóng mới hạn chế, nhu cầu giàn khoan tự nâng cải thiện tạo ra nhiều cơ hội cho các giàn khoan dầu khí.
Ngành Dầu khí quý 1/2023 - Triển vọng rõ ràng đối với các doanh nghiệp thượng nguồn (PVS, PVD). I/ Tổng  ...
Giá thuê giàn khoan
Kết luận: Các DN trung và hạ nguồn (phụ thuộc nhiều vào giá dầu) có thể đã có đỉnh LN trong năm 2022, KQKD 2023 khó có đột biến.
2. Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước và thế giới tiếp tục tăng cao do căng thẳng địa chính trị và Trung Quốc mở cửa trở lại, hoạt động khai thác sản xuất xăng dầu trong nước vẫn duy trì xu hướng giảm. Do đó, Việt Nam sẽ đẩy mạnh nhập khẩu Dầu thô trong khi giá dầu được dự báo duy trì ở mức cao dù có thể đã qua đỉnh
Tại Việt Nam, Bộ Công Thương dự báo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu năm 2023 tăng 10 - 15%. Tốc độ tăng trưởng đến 2030 được dự báo đạt 5.5%/năm.
Chỉ số SXCN quý 1 giảm 2.2% svck. Khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 6% svck. Về XNK, XK Dầu thô tăng 17%, NK Dầu thô tăng 56.5% (VN vừa nhập khẩu vừa xuất khẩu dầu thô do các nhà máy lọc dầu trong nước được thiết kế để lọc 1 số loại dầu thô nhẹ nhất định, cần qua xử lý).
Ngành Dầu khí quý 1/2023 - Triển vọng rõ ràng đối với các doanh nghiệp thượng nguồn (PVS, PVD). I/ Tổng  ...
Tiêu thụ xăng dầu tại Việt Nam
Việt Nam hiện đang nhập khẩu 20 – 25% xăng dầu từ bên ngoài. Trong 2 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập khẩu 1.92 triệu tấn xăng dầu các loại trị giá 1.7 tỷ USD, tăng 43.1% về lượng và 56.3% giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Nhập khẩu xăng dầu tăng ở hầu hết các thị trường chính với Hàn Quốc tăng 103.8%, Singapore tăng 175.3%. Nếu tính cả lượng ngoại tệ để nhập dầu thô, tổng kim ngạch đạt tới 2.8 tỷ USD. Trong cả năm 2022, tổng chi nhập xăng dầu thành phẩm và dầu thô vượt 17 tỷ USD.
Ngành Dầu khí quý 1/2023 - Triển vọng rõ ràng đối với các doanh nghiệp thượng nguồn (PVS, PVD). I/ Tổng  ...
Nhập khẩu xăng dầu tại Việt Nam
S&P Global Platts vừa cho biết Hàn Quốc (nguồn cung xăng dầu lớn cho Việt Nam) sẽ giảm lượng xăng dầu xuất khẩu kể từ tháng 4 để đảm bảo nguồn cung cho thị trường nội địa. Hàn Quốc là một trong những quốc gia xuất khẩu xăng dầu lớn nhất Châu Á. Đồng thời, Ả rập Xê út tăng giá bán các loại dầu thô giao tháng 5/2023 cho khách hàng Châu Á (lần thứ 3 liên tiếp) cũng sẽ tác động lớn đến nguồn nhập khẩu xăng dầu cúa Việt Nam.
Trên thế giới, vào tháng 2, OPEC đã nâng mức dự báo đối với nhu cầu dầu mỏ toàn cầu tăng 2.3% do Trung Quốc mở cửa trở lại, nguồn cung suy giảm từ Nga và các nước khác.
Ngành Dầu khí quý 1/2023 - Triển vọng rõ ràng đối với các doanh nghiệp thượng nguồn (PVS, PVD). I/ Tổng  ...
Nhu cầu dầu thế giới
Báo cáo tháng 3 của IEA cũng nâng dự báo nhu cầu dầu thô toàn cầu tăng thêm 100.000 thùng 1 ngày do nhu cầu sử dụng năng lượng tại Trung Quốc tăng đáng kể. Nhu cầu sẽ tăng dần qua các tháng và đặc biệt tăng mạnh trong nửa cuối năm 2023 và IEA cảnh báo thị trường dầu thô toàn cầu có thể rơi vào tình trạng thiếu hụt trong nửa cuối năm nay nếu nguồn cung không được cải thiện.
Còn theo Reuters, Trung Quốc được dự báo sẽ nhập khẩu 1 lượng dầu thô kỷ lục vào năm 2023 do người dân đi du lịch nhiều hơn sau khi từ bỏ chính sách zero Covid. Đồng thời, các nhà máy lọc dầu mới đi vào hoạt động sẽ đẩy lượng dầu mà Trung Quốc nhập khẩu vượt ngưỡng kỷ lục thiết lập vào năm 2022.
Ngành Dầu khí quý 1/2023 - Triển vọng rõ ràng đối với các doanh nghiệp thượng nguồn (PVS, PVD). I/ Tổng  ...
Nhập khẩu dầu thô tại Trung Quốc
Kết luận: Nhu cầu tìm kiếm khai thác, thăm dò cao trở lại để đảm bảo nguồn cung dầu thô và An Ninh Năng lượng. Đồng thời, giá giàn khoan và các dịch vụ dầu khí tại thị trường ĐNÁ đã tăng cao trong thời gian gần đây và tiếp tục tăng trong năm 2023
3. Cơ hội đến từ Luật Dầu khí sửa đổi, chính sách và Các dự án lớn đang được triển khai. Các DN thượng nguồn được hưởng lợi đầu tiên, sau đó đến DN Trung và Hạ nguồn
Tháng 11/2022, Quốc hội đã thông qua Luật Dầu khí sửa đổi (có hiệu lực từ tháng 7/2023). Luật này được kỳ vọng sẽ tạo khung pháp lý rõ ràng hơn cho các hoạt động Dầu khí, bao gồm cả việc đầu tư mới vào các dự án Thăm dò và khai thác. Việc thay đổi chính sách của luật tạo điều kiện thuận lợi hơn về thuế đối với các nhà đầu tư trong các dự án thăm dò, kéo dài thời gian thực hiện dự án và quá trình thăm dò trong 5 năm.
Trong tháng 2/2023, thỏa thuận khung Hợp đồng bán khí cho dự án Nhiệt điện Ô Môn II và bao tiêu khí từ Lô B – Ô Môn đã được ký kết nhằm đảm bảo cho tiến độ đầu tư chuỗi dự án Lô B – Ô Môn với mục tiêu có Quyết định đầu tư cuối cùng (FID) trong tháng 6/2023. Qua đó, hướng đến mục tiêu dự án có dòng khí đầu tư vào Q4/2026. Chuỗi dự án Lô B – Ô Môn được kỳ vọng sẽ tạo cú hích cho ngành dầu khí Việt Nam, đặc biệt là phần thượng nguồn (dự kiến 6.7 tỷ $).
Kết luận: Các DN thượng nguồn có triển vọng rõ ràng với khối lượng công việc, dịch vụ cung cấp cao trong thời gian tới. Còn các DN Trung và Hạ nguồn cần chờ thêm thời gian và phụ thuộc nhiều vào giá dầu có thể đã tạo đỉnh ngắn hạn trong năm 2022.
Thanh Tùng - PTT
Nhà đầu tư lưu ý
7 Yêu thích
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ