Thuận lợi và khó khăn ngành thủy sản nửa cuối năm 2022
Ngành thủy sản đang là nhóm ngành nhận được nhiều quan tâm vì kết quả kinh doanh ấn tượng. tuy nhiên bên cạnh tiềm năng tăng trường thì cũng tồn tại những khó khăn cho nửa cuối năm 2022.
KHÓ KHĂN
Nhu cầu tiêu thụ thủy sản toàn cầu ổn định là động lực tăng trưởng cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam.Tuy nhiên, ngành thủy sản được cho là đang đối diện với khó khăn từ dịch bệnh COVID-19 và xung đột địa chính trị giữa Nga - Ukraine gây ra gián đoạn vận chuyển toàn cầu, cùng đó là việc tuân thủ các quy định chống đánh bắt cá trái phép, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
1: Xung đột địa chính trị giữa Nga - Ukraine có thể làm tăng giá nhiên liệu. Theo KIS Việt Nam dự đoán giá nguyên liệu năm 2022 sẽ tăng khoảng 50% so với năm 2021. Điều này sẽ làm chi phí vận chuyển gia tăng hoặc duy trì ở mức cao, có thể gây tổn hại cho các nhà xuất khẩu với các sản phẩm vận chuyển theo phương thức CIF (điều kiện giao hàng tại cảng dỡ hàng hay cảng đến, khi tàu cập bến, người bán hết trách nhiệm và chuyển giao cho người mua).
Đặc biệt, đối với các nhà xuất khẩu tôm, chi phí vận chuyển tăng cao sẽ không được hiện thực hóa vào giá bán bình quân do giá bán bình quân của tôm đã ở mức cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh như Ecuador, Ấn Độ và Indonesia.
2:Bên cạnh đó là việc tuân thủ quy định chống đánh bắt cá trái phép, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Việt Nam sau 4 năm nhận “thẻ vàng” cảnh khiến sản lượng xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU giảm 3% CAGR cho giai đoạn 2017-2021.
Nếu việc thực hiện các khuyến nghị không được cải thiện, Ủy ban châu Âu (EC) khó có thể gỡ “thẻ vàng” cho thủy sản Việt Nam. Trường hợp xấu nhất là Việt Nam có thể bị đánh giá là không hợp tác và sẽ bị áp dụng "thẻ đỏ".
=> Điều này đồng nghĩa với việc thủy sản của Việt Nam sẽ bị cấm xuất khẩu vào EU, gây thiệt hại khoảng nửa tỷ USD mỗi năm theo tính toán các cơ quan chức năng của Việt Nam. Khi đó, không chỉ EU mà các thị trường khác cũng có thể áp dụng các biện pháp tương tự.
TIỀM NĂNG TĂNG TRƯỞNG
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp quốc (FAO) cho biết, nguồn cung cá toàn cầu sẽ tăng 32% trong giai đoạn 2011-2030, đạt 204 triệu tấn, tương đương với mức tăng trưởng hằng năm kép (CAGR) đạt 2,3%.
Theo Ngân hàng Thế giới, dân số toàn cầu và GDP toàn cầu tăng lần lượt là 20,2% và 17,4% trong giai đoạn 2010 - 2030, có khả năng làm tăng sản lượng tiêu thụ sản phẩm cá bình quân. Sản lượng tiêu thụ cá bình quân đầu người hằng năm dự kiến sẽ tăng từ 17,2 kg lên 18,2 kg trong giai đoạn 2010-2030.
Chính phủ Việt Nam mong muốn duy trì vị trí dẫn đầu trong kế hoạch phát triển chiến lược đến năm 2030.Sản lượng thủy sản Việt Nam dự kiến đạt 9,8 triệu tấn, đóng góp bởi 7 triệu tấn sản lượng nuôi trồng và 2,8 triệu tấn sản lượng đánh bắt. Mục tiêu tăng trưởng đạt 14 tỷ USD vào năm 2030 cao hơn nhiều so với mức 8,9 tỷ USD vào năm 2021.
Lợi thế có được từ việc cắt giảm thuế quan sẽ giúp tăng sức cạnh tranh cho thủy sản Việt Nam đối với thị hiếu của người tiêu dùng nước ngoài.
Kết quả kinh doanh ấn tượng
Bên cạnh những rủi ro và khó khăn phải giải quyết, nhất là giá nhiên liệu tăng cao làm tăng chi phí vận chuyển, nhưng lợi nhuận các doanh nghiệp thủy sản trong quý 2/2022 tăng rất mạnh, thậm chí nhiều doanh nghiệp ghi nhận mức tăng kỷ lục.
Thuỷ sản Vĩnh Hoàn (VHC) vừa công bố tình hình tháng 5/2022 với doanh thu (đã bao gồm Sa Giang) đạt 1.508 tỷ đồng, tăng 96% so với cùng kỳ năm trước. Dù vậy, so với tháng 4/2022, doanh thu ghi nhận giảm nhẹ 8%. Trong đó, doanh thu các sản phẩm từ cá tra là 1.036 tỷ đồng, tăng 101% so với cùng kỳ.
Về thị trường, doanh thu tại Mỹ tiếp tục ghi nhận tăng trưởng mạnh 157% đạt 812 tỷ đồng so với cùng kỳ 2021. Thị trường Trung Quốc và châu Âu cũng ghi nhận doanh thu tăng.
Lũy kế 5 tháng, VHC đạt doanh thu 6.432 tỷ đồng, tăng gần 90% so với 5 tháng đầu năm 2021.
ANV còn dự kiến đầu tư sản xuất phân bón hữu cơ từ phân cá, công suất 70.000 tấn/năm và đầu tư điện năng lượng mặt trời 650 Mw theo lộ trình Quy hoạch điện VIII được Chính phủ phê duyệt.
Nhìn chung, ngành thủy sản nói chung vẫn còn những triển vọng tốt cho nửa cuối năm 2022 với kì vọng giá cá tra vẫn duy trì ở mức ổn định và dự kiến mở rộng thị trường sang nhiều nước lớn như thị trường Trung Quốc.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận