Thời tới cho nhóm bán lẻ- Câu chuyện Iphone 14
Thời tới cho nhóm bán lẻ
1. Khan hiếm mặt hàng
Vào 0h ngày 7/10, các nhà bán lẻ ủy quyền của Apple tại Việt Nam đã mở đặt cọc iPhone 14 series theo 2 hình thức là trực tuyến thông qua website và nhận cọc trực tiếp tại cửa hàng.
Chỉ sau khoảng một tiếng đồng hồ nhận cọc, tất cả các chuỗi đều ghi nhận tình trạng cháy hàng đối với 2 mẫu iPhone 14 Pro/Pro Max. Phần lớn khách hàng phải đợi tới đợt mở bán thứ 2, vào ngày 24/10 mới có thể nhận máy đã đặt cọc.
Tình trạng mua, bán cọc các suất nhận iPhone chính hãng trước ngày mở bán không mới mà đã diễn ra rầm rộ từ 2019. Điển hình vào năm ngoái, khi mở bán iPhone 13, người dùng Việt không chỉ bán lại các suất cọc máy sớm mà còn bán lại các máy chưa kích hoạt, kiếm lời 2-5 triệu đồng/máy. Việc này đã gây nên tình trạng khan hàng các mẫu iPhone 13 Pro/Pro Max.
Để tránh việc nhiều khách hàng đầu cơ máy tái diễn, năm nay đa phần các đơn vị bán lẻ sẽ yêu cầu người dùng kích hoạt iPhone 14 ngay tại cửa hàng. Tuy nhiên việc thiếu nguồn cung từ các đại lý và tâm lý muốn nhận máy sớm của người dùng Việt đã khiến nhiều người chấp nhận chênh 1-3 triệu đồng so với giá niêm yết, sẵn sàng mua lại các suất cọc để có máy ngay trong 14/10.
=> Xuất hiện tình trạng chuyển nhượng lại cọc do nhu cầu của khách hàng đối với mẫu máy iPhone 14 Pro Max này rất lớn
2. Doanh nghiệp nào có lợi thế về mặt hàng công nghệ đầy sức hút này?
Trong những năm gần đây, Apple cũng có những động thái thể hiện sự quan tâm hơn tới thị trường Việt Nam như rút ngắn thời gian mở bán chính thức iPhone tại Việt Nam so với trước, tăng thêm hai nhà phân phối (DGW, PET) kể từ 2020, xây dựng chính sách quản lý bán hàng chính hãng nghiêm ngặt cho các nhà bán lẻ được ủy quyền cũng như hợp tác nhiều hơn với các chuỗi bán lẻ trong việc xây dựng các hệ thống các cửa hàng brand store.
Trên thực tế, theo Trung tâm Thông tin Thương mại và Công nghiệp, giá trị nhập khẩu iPhone đã tăng 160% trong năm 2021, đạt 1,23 tỷ USD. Trong khi đó, tổng quy mô thị trường Apple chính hãng được MWG ước tính có giá trị khoảng 1,5 tỷ USD, và con số này dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng hai chữ số trong năm nay với yếu tố thuận lợi về thời gian mở bán của iPhone 14.
Việc mở bán iPhone sớm trong năm nay sẽ yếu tố hỗ trợ lớn cho doanh số quý IV/2022 của các nhà bán lẻ ICT trong bối cảnh sức mua của các mặt hàng tiêu dùng không thiết yếu đang chịu áp lực trước đà tăng của lạm phát.
Kỳ vọng rằng việc iPhone được mở bán sớm hơn trong năm nay sẽ tác động lên tăng trưởng doanh số của FRT tốt hơn so với MWG nhờ vào tỷ lệ đóng góp doanh thu từ nhóm các sản phẩm Apple cao hơn. Tỷ lệ này trong năm 2021 là khoảng 31% đối với FRT và khoảng 10% đối với MWG (tính riêng cho chuỗi FPT shop là 37% và chuỗi Thế giới Di động và Điện máy Xanh là 11%)
Thị trường iPhone xách tay sẽ có quy mô thu hẹp hơn so với giai đoạn trước năm 2020, do thời gian mở bán rút ngắn (3 - 4 tuần so với 6 tuần) và nhiều chuỗi có quy mô vừa đã chuyển hẳn sang bán hàng chính hãng thay vì bán hàng xách tay như trước.
=> Các sản phẩm mới sẽ được mở bán sớm hơn nữa và quy mô thị trường buôn bán xách tay iPhone sẽ ngày càng thu hẹp
Vậy quý NĐT có suy nghĩ gì về nhóm bán lẻ này? Liệu có nên đặt niềm tin cho quý tới ? Cùng thảo luận phần bên dưới nhé
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận