menu
Thị trường chứng khoán Việt Nam có đang thiếu hàng hóa chất lượng?
copy link
Đỗ Duy Thái
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Thị trường chứng khoán Việt Nam có đang thiếu hàng hóa chất lượng?

Hàng hóa trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện vẫn còn hạn chế, các mã lớn chủ yếu xoay quanh một số doanh nghiệp quen thuộc và ít có sự xuất hiện của các tập đoàn tư nhân lớn mới. Để cải thiện điều này, cần có chính sách thúc đẩy cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh mẽ.

Cần phong phú hơn về hàng hóa

Chia sẻ tại hội thảo “Cơ hội đầu tư trong bối cảnh mới” tổ chức ngày 19/03, theo ông Nguyễn Sơn - Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC), hiện nay Việt Nam đang chứng kiến nhiều thay đổi lớn như toàn cầu hóa, chuyển đổi số, biến động địa chính trị, cùng với những chính sách bất định từ các cường quốc. Tất cả tạo nên bối cảnh đầu tư có nhiều thách thức nhưng cũng đầy cơ hội.

Về vấn đề nâng hạng thị trường chứng khoán, Việt Nam đã có sự chuẩn bị từ 3 đến 5 năm để đáp ứng các tiêu chuẩn của FTSE và MSCI. Đến nay, về cơ bản đã đáp ứng đủ các tiêu chí thị trường Mới nổi Thứ cấp của FTSE.

Ví dụ, Việt Nam đã bỏ quy định ký quỹ của nhà đầu tư tổ chức nước ngoài, nâng cấp hệ thống công nghệ, đồng thời triển khai nền tảng dữ liệu song ngữ Anh - Việt từ 01/01/2025. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề cần giải quyết như mô hình tài khoản tổng (Omnibus Account) và nâng cấp hệ thống KRX.

Thị trường chứng khoán Việt Nam có đang thiếu hàng hóa chất lượng?

Ông Nguyễn Sơn - Chủ tịch HĐTV VSDC

Về hàng hóa trên thị trường, nhà đầu tư nước ngoài cho rằng hàng hóa hiện tại vẫn còn hạn chế. Các mã chứng khoán lớn chủ yếu xoay quanh một số doanh nghiệp quen thuộc như Vingroup, Hòa Phát, Vinamilk và ít có sự xuất hiện của các tập đoàn tư nhân lớn mới.

Để cải thiện điều này, cần có chính sách thúc đẩy cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh mẽ. Gần đây, Tổng Bí thư đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của doanh nghiệp tư nhân trong tăng trưởng kinh tế, điều này cho thấy định hướng đã có sự thay đổi tích cực.

Về các sản phẩm mới trong lĩnh vực công nghệ, ông Sơn đánh giá đang có tiềm năng lớn. Đây là mảng Việt Nam rất phát triển, hướng tới là một nơi cung cấp tất cả sản phẩm bán dẫn, công nghệ AI.

Theo ông Lê Đức Khánh - Giám đốc Phân tích CTCP Chứng khoán VPS, câu chuyện về hàng hóa nào sẽ được niêm yết đang rất được quan tâm. Hiện tại, thị trường chứng khoán Việt Nam đang chờ đợi nhiều đợt IPO từ các tổng công ty, doanh nghiệp lớn và chất lượng hơn, đặc biệt là từ năm 2025 trở đi.

Ông Khánh cũng kỳ vọng nhiều doanh nghiệp sẽ tham gia vào bộ chỉ số VN100, đồng thời mong chờ những bộ chỉ số mới đáp ứng các tiêu chí và khẩu vị rủi ro của các nhà đầu tư tổ chức cũng như các nhà đầu tư giao dịch theo chỉ số.

Thị trường chứng khoán Việt Nam có đang thiếu hàng hóa chất lượng?

Ông Lê Đức Khánh - Giám đốc Phân tích CTCP Chứng khoán VPS

Thúc đẩy doanh nghiệp niêm yết ngay sau IPO

Câu chuyện thúc đẩy IPO cũng cần có sự đẩy mạnh giảm bớt thủ tục hành chính. Theo bà Phạm Thị Thùy Linh - Trưởng Ban Phát triển thị trường chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), việc làm sao để giảm bớt thủ tục hành chính không phải là chuyện chỉ mới được nghĩ đến khi có chủ trương cắt giảm 30% thủ tục hành chính. Ngay cả trước khi có chủ trương này, UBCKNN cũng đã đưa vào các dự thảo quy định để cắt giảm tối đa các thủ tục không cần thiết.

Cụ thể, UBCKNN đã rà soát để gắn IPO với hoạt động niêm yết của doanh nghiệp. Trước đây, hai hoạt động này vẫn tách rời nhau, với việc IPO được cấp phép bởi UBCKNN, trong khi niêm yết lại do Sở Giao dịch Chứng khoán xét duyệt. Hiện nay, UBCKNN đã phối hợp chặt chẽ hơn với các Sở giao dịch để giúp doanh nghiệp có thể niêm yết ngay sau IPO.

Thực tế, điều này cũng cần sự hợp tác từ các công ty tư vấn chứng khoán và doanh nghiệp trong việc chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, phù hợp. Nếu doanh nghiệp làm tốt khâu chuẩn bị, UBCKNN có thể rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ, giúp cổ phiếu nhanh chóng lên sàn và giao dịch thuận lợi.

Nói đến công việc của Bộ Tài chính và UBCKNN hiện tại, bà Linh cảm thán rằng đang trong tình trạng "vừa chạy vừa xếp hàng", với khối lượng công việc rất lớn, nhiều mảng mới phải nghiên cứu như thị trường carbon, thị trường tài sản mã hóa. Đây đều là lĩnh vực mới, đòi hỏi thời gian triển khai nhanh để không bỏ lỡ cơ hội, nếu không sẽ bị tụt hậu và không đạt hiệu quả như mong muốn.

Thị trường chứng khoán Việt Nam có đang thiếu hàng hóa chất lượng?

Bà Phạm Thị Thùy Linh - Trưởng Ban Phát triển thị trường chứng khoán, UBCKNN

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
1,310.08 -7.38 (-0.56%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
2 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Ảnh đại diện


Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả
Chia sẻ