Theo dấu dòng tiền cá mập 15/07: Tự doanh và khối ngoại giao dịch ngược chiều ở nhiều mã
Phiên 15/07 khá thú vị khi tự doanh các công ty chứng khoán và khối ngoại trái chiều với một loạt cổ phiếu. Trong khi tự doanh mua ròng lớn nhất theo thứ tự đối với HDB, STB, ACV, SAB và SCS thì khối ngoại cũng bán ròng các cổ phiếu này với thứ tự y hệt.
Không chỉ có vậy, 2 nhóm "cá mập" này còn có lượng mua bán ròng lớn kể từ đầu tháng 7. Lần này tự doanh mua ròng đột biến lên đến gần ngàn tỷ, cao nhất trong tháng. Còn nhóm nhà đầu tư nước ngoài cũng không thua kém khi bán ròng gần 2 ngàn tỷ đồng, tiệm cận mức 2.4 ngàn tỷ đồng phiên 08/07.
Như đã đề cập, các công ty chứng khoán mua ròng mạnh nhất đối với HDB, STB, ACV, SAB và SCS lần lượt 438 tỷ đồng, 309 tỷ đồng, 204 tỷ đồng, 166 tỷ đồng và 110 tỷ đồng. Ở chiều bán ròng đáng chú ý chỉ có HPG với 49 tỷ đồng.
Về khối ngoại, nhóm này có phiên bán ròng mạnh nhất đối với HDB số tiền hơn 408 tỷ đồng, theo sau là STB (334 tỷ đồng), ACV (200 tỷ đồng), SAB (179 tỷ đồng) và SCS (119 tỷ đồng).
TNH (113 tỷ đồng), NLG (77 tỷ đồng) và PC1 (47 tỷ đồng) lần lượt nằm trong top 3 cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất.
Sau phiên 11/07 mua ròng mạnh 450 tỷ đồng, nay nhóm nhà đầu tư nước ngoài bán ròng HDB tới 408 tỷ đồng. Còn STB có phiên bán ròng mạnh nhất từ đầu tháng 7, hơn 333 tỷ đồng. HDB và STB cũng là các ngân hàng có lượng cổ đông nước ngoài sở hữu tỷ lệ lớn, tính đến cuối năm 2023 lần lượt gần 20% và 22.39%.
Trong khi đó, khối ngoại mua ròng mạnh TNH trong 2 phiên 09/07 và 15/07, số tiền lần lượt 137 tỷ đồng và 113 tỷ đồng. Thống kê thị trường cũng cho thấy 2 phiên này ghi nhận hơn 7.8 triệu cp TNH được giao dịch thông qua hình thức thỏa thuận, giá trị hơn 106 tỷ đồng và 128 tỷ đồng. Điều này cũng khớp với quá trình nâng tỷ lệ sở hữu nước ngoài từ 49% lên 70% sau ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của TNH.
Đến cuối năm 2023, quỹ đến từ Thụy Sỹ KWE Beteilgungen AG còn nắm 10.5% vốn TNH.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận