menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
tungWS Pro

Tài chính hành vi- Đọc bài viết nếu muốn mình khác biệt

Cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, đến nay, hầu hết những nhà đầu tư chứng khoán đã chuyên nghiệp hơn, biết phân tích thông tin một cách hợp lý để đưa ra các quyết định nhằm tối đa hóa lợi ích của mình. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều trường hợp các nhà đầu tư cá nhân có những quyết định đầu tư phi lý trí, dựa vào cảm xúc, dẫn đến sai lầm, thua lỗ, từ đó vô tình tạo ra những tác động tiêu cực cho thị trường.

Các nhà đầu tư thường rất dễ bị ảnh hưởng bởi những thông tin mà họ nhận được và đó chính là cách mà thị trường chứng khoán này hoạt động. Sau đây là một số nghiên cứu phổ biến về các loại thiên kiến thường xuất hiện ở đa số các nhà đầu tư, nó giúp cho độc giả hiểu rằng mình hiện đang ở đâu và làm thế nào thế thoát khỏi số đông.

MỘT SỐ THIÊN KIẾN NHẬN THỨC PHỔ BIẾN

1 Sợ lỗ (Loss aversion)

Con người thường có xu hướng rất là đau khi và mất tiền, cái cảm giác đó nó còn đau hơn là vui khi có tiền. Cái điều này nó sẽ dẫn tới nhà đầu tư sẽ thường là không muốn bị đau nên là chốt sớm và khi họ bị lỗ rồi thì sẽ có xu hướng muốn gỡ ngay hoặc bình quân giá còn đã mất tiền thật thì thường sẽ liều hơn, càng mất nhiều tiền càng liều.
Tài chính hành vi- Đọc bài viết nếu muốn mình khác biệt

Đây là thực tế và nó khác với cái tài chính thông thường mà chúng ta thường thấy. Vậy bất kỳ một tình huống nào thì nhà đầu tư phải coi các cái cơ hội là như nhau và phải dựa vào các thông tin mà mình có để ra quyết định thì thực tế rõ ràng chúng ta thấy là mình bị chi phối bởi cái thông tin mà mình có.

2 Sở hữu (Endowment Effect)

Cái hiệu ứng này nó cho chúng ta một cái quan sát là con người có xu hướng đánh giá cao những gì họ sở hữu hay là thuộc về họ .Ví dụ Anh A đang nắm cổ phiếu XXX thì anh A sẽ đề cao và tuyên truyền cái cổ phiếu mình nắm giữ,nếu như là người hiểu về tài chính hành vi thì người ta sẽ biết rằng là đây đơn giản là một hành vi tâm lý, có nghĩa rằng cái việc người ta giữ cái cổ phiếu đó, người ta đề cao giá trị của nó là điều hết sức bình thường là bởi vì người ta đang nắm giữ còn bạn với cái tư cách là người nhận thông tin bạn có thấy nó tốt hay là không, bạn mua cổ phiếu đó hay không là do bạn chứ không phải là do người khác.

Tài chính hành vi- Đọc bài viết nếu muốn mình khác biệt

Điều này cũng có nghĩa là nếu như trước đây chúng ta có lãi ở cổ XXX nào đó thì chúng ta cũng sẽ có xu hướng quay lại vì nó mang cái cảm giác an toàn, hoặc nếu như một khuyến nghị của môi giới nào đó làm cho chúng ta lỗ thì cũng dẫn tới việc bớt tin tưởng vào người môi giới đó.

3 Hiệu ứng đóng khung (Framing Effect)

Hiệu ứng này là thông tin thường được xử lý theo cách mà nó được truyền đạt mà bỏ qua thực tế, có nghĩa là bộ não của chúng ta khi mà nó xử lý thông tin là xử lý dựa trên những cái gì mà được truyền đạt chứ không phải là thực tế của cái thông tin đó , lấy ví dụ là khi đọc tiêu đề báo, lợi nhuận doanh nghiệp A là tích cực, nhưng khi bấm vào thì toàn bộ lợi nhuận đó đến từ công ty con thì nó lại là tiêu cực.
Tài chính hành vi- Đọc bài viết nếu muốn mình khác biệt

Như vậy rằng bản chất vấn đề nó vẫn là vậy, chỉ khác nhau ở cách nhìn nhận mỗi người, thì đó chính là con người thường xử lý thông tin dựa trên những gì được truyền đạt mà bỏ qua thực thế và bị đóng khung bởi những gì nghe thấy và nhìn thấy, báo chí giật tít.

4 Hiệu Ứng Hối Tiếc/Regret Avoidance

Cái hiệu ứng này thường xảy ra khi mà có một quyết định bị sai, nhà đầu tư vào chậm một cổ phiếu Khi họ hối tiếc vì họ làm sai, họ hối tiếc và họ sợ thì lúc này chính là lúc họ dễ bị lôi kéo vào đám đông nhất và hoạt động giống như đám đông, đơn giản là nếu có sai thì cũng sai như những người khác còn nếu đúng thì cảm thấy tự hào vì mình quá giỏi.

5 Thiên Kiến Xác Nhận/Confirmation bias

Nhà đầu tư thường tin rằng khi đầu tư Chứng khoán là phải vào bank chứng thép, những cổ cơ bản tốt và họ sẽ tìm cách phản bác các cơ hội khác, tức là họ sẽ tìm kiếm thông tin ủng hộ cho lập luận của mình, đối với các thông tin trái chiều thì sẽ có xu hướng coi nhẹ nó, phản bác thông tin không có lợi cho mình. Nếu như cổ phiếu mà mình đang nắm giữ tăng và cổ phiếu của bên đối lập giảm thì sẽ có xu hướng đề cao bản thân, cho là mình đúng. Ngược lại, nếu như cổ phiếu của bên đối lập tăng và của mình lại giảm thì thường sẽ tìm lý do ngoại cảnh không đúng với thực tế của cổ phiếu đó

Tài chính hành vi- Đọc bài viết nếu muốn mình khác biệt

CHIA SẺ VỚI BẠN ĐỌC

Qua nhiều năm nghiên cứu, đầu tư tại Ploutos Capital. Tôi đã chứng kiến rất nhiều các cung bậc của thị trường kèm theo các khía cạnh tâm lý của đám đông. Có một vấn đề nào đó sai hay cũng có thể là một chỉ báo kỹ thuật sai, cũng có thể là một KOL nào đó phát ngôn sai hoàn toàn sự thật. Nhưng điều quan trọng nhất là nếu như đám đông nói rằng nó đúng, thì chắc chắn vấn đề đó sẽ chuyển từ sai thành đúng.

Mọi người thường hay tính toán rất kỹ về định giá, dùng đủ các mô hình để tìm ra giá trị thật của cổ phiếu, nhưng khi giá cổ phiếu tăng vượt qua mức đó thì bắt đầu sửa lại cái giá trị hợp lý. Có những tình huống cổ phiếu giảm quá so với giá trị thật của nó ( thậm chí book value còn dưới 1) nhưng nó vẫn giảm nữa thì rõ ràng chắc chắn là có vấn đề về tâm lý ở đây. Vậy nó đang thể hiện một điều là khi chúng ta định giá theo các công thức và thấy nó có vẻ rất đúng nhưng mà các biến số mà chúng ta đưa vào thì hoàn toàn nó là theo chủ quan và chỉ cần một sự thay đổi nhỏ trong các biến số đó sẽ làm sai lệch toàn bộ kết quả (HPG là một ví dụ cực lớn trong trường hợp này). Trong sách luôn dạy chúng ta phải làm như nào, thị trường như nào nhưng các trường hợp trong sách luôn là những trường hợp vô cùng hoàn hảo để áp dụng.

Thị trường chứng khoán có tính chất lan truyền cực kỳ lớn, khi mọi người cùng nhau tin vào một thứ gì đó thì chắc chắn nó sẽ trở thành đúng kể cả khi nó sai nhưng mọi người cùng nhau mua và bán tán nó thì giá của nó vẫn sẽ lên. Tôi lấy ví dụ chẳng hạn như đám đông ghét một cổ phiếu nào đó, thì cho dù nó có tốt đến bao nhiêu thì giá nó cũng sẽ giảm, còn nếu bạn đã từng mất tiền một cổ phiếu nào đó thì sau này cũng không dám vào lại. Do vậy tài chính hành vi giúp người ta nghiên cứu được hành động của con người và họ thấy rằng “con người không hoàn toàn hành động theo lý trí mà nó phụ thuộc hoàn toàn vào cảm xúc và cảm xúc đó được tạo ra bởi trải nghiệm cá nhân”.

Hiểu tài chính hành vi thức ra mới chính là " đầu tư giá trị” về thị trường hiệu quả về dài hạn; điểm bùng phát của tham lam và sợ hãi; hành động dựa trên ‘ cảm xúc sai’ và thực tế ‘ đúng

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả