Soi danh mục Chứng khoán Aseansc để mang về khoản lãi đột biến quý 2
Trong danh mục tự doanh, Aseansc chủ yếu nắm cổ phiếu niêm yết với giá gốc gần 286 tỷ đồng với một số mã đang có mức sinh lời tốt nhất như SGP, TCB và ABI.
Báo cáo tài chính quý 2/2024 của CTCP Chứng khoán Asean (Aseansc) ghi nhận doanh thu hoạt động gần 83 tỷ đồng, hơn gấp 3 lần cùng kỳ 2023.
Trong đó nhờ sự tăng trưởng từ tài sản tài chính FVTPL lên gần 60 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ âm 21,5 tỷ đồng, chủ yếu do chênh lệch tăng đánh giá lại các tài sản tài chính FVTPL.
Ngược lại, lãi từ khoản đầu giữ đến ngày đáo hạn suy giảm mạnh 79% về còn 5,5 tỷ đồng; doanh thu môi giới giảm 40% về còn 7,8 tỷ đồng.
Kỳ này, chi phí hoạt động của Aseansc gấp 3 lần khi chiếm 25,5 tỷ đồng chủ yếu do lỗ từ tài sản tài chính FVTPL cao gấp 44 lần. Trong khi đó, chi phí tài chính và chi phí quản lý được cắt giảm lần lượt là 56% và 16% so với cùng kỳ.
Sau cùng, Aseansc đạt tới 44,2 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, hơn gấp 47 lần cùng kỳ. Tương tự, lũy kế 6 tháng đầu năm, lãi ròng của công ty chứng khoán này gần 56 tỷ đồng, cao hơn gấp 3 lần cùng kỳ năm 2023.
Kết quả kinh doanh quý 2/2024 của Aseans
Ở mảng tự doanh, Aseansc ghi nhận lợi nhuận ròng gần 43 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ hơn 22 tỷ đồng. Quy mô danh mục tài sản tài chính FVTPL tương đương hồi đầu năm ở mức 307 tỷ đồng nhưng giá trị thị trường hơn 524 tỷ đồng tại thời điểm cuối tháng 6/2024.
Trong danh mục tự doanh, Aseansc chủ yếu nắm cổ phiếu niêm yết với giá gốc gần 286 tỷ đồng với một số mã đang có mức sinh lời tốt nhất như SGP (413%), TCB (121%) và ABI (166%). Ngược lại, HTM đang tạm lỗ 9% và TSJ lỗ 12%.
Biến động tài chính FVTPL của Aseansc
Tại ngày 30/6/2024, Aseansc ghi nhận khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn hơn gấp 2,3 lần đầu năm lên mức 350 tỷ đồng; tiền gửi ngân hàng cũng gấp đôi lên gần 187 tỷ đồng. Dư nợ cho vay tăng nhẹ lên hơn 275 tỷ đồng, trong đó cho vay margin đạt gần 273 tỷ đồng.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận