Tìm mã CK, công ty, tin tức


Đọc nhiều
Bình luận nhiều
Phó thủ tướng Nguyền Hòa Bình kêu gọi hơn 1.400 doanh nghiệp, gồm nhiều nhà đầu tư, ngân hàng, quỹ, công ty bảo hiểm uy tín tới đầu tư tại Việt Nam.
Việt Nam dự kiến thành lập hai trung tâm tài chính tại TP HCM và Đà Nẵng, nhằm giúp nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong những năm tới.
Tại cuộc gặp Tổ chức Luxembourg for Finance (LFF) và các doanh nghiệp Luxembourg trong lĩnh vực tài chính, ngày 20/3, Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình đề xuất các doanh nghiệp, chuyên gia của Luxembourg chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức và thông tin cần thiết để xây dựng trung tâm tài chính.
Ông cũng kêu gọi hơn 1.400 thành viên của Tổ chức Luxembourg for Finance, trong đó có nhiều nhà đầu tư, ngân hàng, quỹ, công ty bảo hiểm... tới đầu tư tại Việt Nam. "Việt Nam luôn cởi mở, tạo mọi thuận lợi cho các doanh nghiệp Luxembourg tới đầu tư và kinh doanh hiệu quả, lâu dài", ông nói.
Phản hồi trước đề nghị này, Tổng giám đốc điều hành LFF Tom Theobald khẳng định tổ chức này và các doanh nghiệp sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm về thể chế, hợp tác công tư... trong phát triển trung tâm tài chính quốc tế. Họ cũng khẳng định quan tâm tham gia xây dựng, vận hành trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Luxembourg là một trong những quốc gia thành công hàng đầu thế giới trong lĩnh vực tài chính, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển tài chính xanh. Tổ chức LFF - cơ quan phát triển tài chính - thành lập năm 2008 trên cơ sở hợp tác công tư giữa chính phủ và Liên đoàn Công nghiệp tài chính Luxembourg (PROFIL).
Mục tiêu chính của LFF là thúc đẩy phát triển, đa dạng ngành dịch vụ tài chính của Luxembourg. Họ cũng kết nối các nhà đầu tư quốc tế với dịch vụ tài chính đa dạng mà nước này cung cấp, như quỹ đầu tư, quản lý tài sản, hoạt động thị trường vốn và dịch vụ tư vấn.
Phía CSSF chia sẻ nhiều thông tin về hoạt động của Trung tâm Tài chính quốc tế Luxembourg, gồm các quy định pháp lý, tổ chức bộ máy, cơ chế quản lý rủi ro, phòng chống rửa tiền, chống khủng bố tài chính, ứng dụng đổi mới công nghệ, quản lý những lĩnh vực mới (trí tuệ nhân tạo, fintech, blockchain, tài sản số, tiền số, dữ liệu lớn). Trong đó, theo Tổng giám đốc CSSF, một trong những lý do khiến cho Trung tâm Tài chính Luxembourg thành công là "sự cởi mở và minh bạch thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp, sẵn sàng đối thoại để cùng xử lý các vấn đề phát sinh".
Cơ quan Quản lý nhà nước về giám sát ngành tài chính Luxembourg (CSSF) thành lập năm 1998, thuộc Bộ Tài chính Luxembourg, nhưng độc lập về thực thi nhiệm vụ. CSSF chịu trách nhiệm giám sát ngân hàng và hệ thống tài chính, quản lý quỹ đầu tư và chứng khoán, kiểm soát và thúc đẩy các hoạt động công nghệ tài chính (fintech), quản lý bảo hiểm và các quỹ hưu trí, phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố.
"Tôi mong muốn các chuyên gia luôn hướng về quê hương đất nước, đóng góp bằng các việc làm cụ thể, thiết thực", Phó thủ tướng nói.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường