Phân tích kỹ thuật phiên chiều 19/04: VN-Index tạo cây nến Doji
Trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 19/04/2021, VN-Index tạo cây nến Doji cho thấy tâm lý giằng co của nhà đầu tư. Hình ảnh bóng dưới dài (long lower shadow) chứng tỏ lực mua ở vùng giá thấp đã giúp chỉ số giằng co trở lại. Khối lượng giao dịch sụt giảm trong phiên sáng cho thấy nhà đầu tư đang giao dịch khá thận trọng.
Tín hiệu kỹ thuật của VN-Index
Trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 19/04/2021, VN-Index tạo cây nến Doji cho thấy tâm lý giằng co của nhà đầu tư. Hình ảnh bóng dưới dài (long lower shadow) chứng tỏ lực mua ở vùng giá thấp đã giúp chỉ số giằng co trở lại. Khối lượng giao dịch sụt giảm trong phiên sáng cho thấy nhà đầu tư đang giao dịch khá thận trọng.
Chỉ báo MACD đã đảo chiều và đang về gần đường tín hiệu (signal line). Nếu tín hiệu bán xuất hiện ở chỉ báo này thì tình hình của chỉ số sẽ khá bi quan.
Vùng 1,180-1,210 điểm đang là hỗ trợ quan trọng của chỉ số. Vùng này hội tụ nhiều đỉnh cũ trong quá khứ, ngưỡng Fibonacci Projection 50% và đường SMA 50 ngày nên độ tin cậy của hỗ trợ này là khá cao.
Tín hiệu kỹ thuật của HNX-Index
Trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 19/04/2021, HNX-Index tạo cây nến Spinning Top chứng tỏ bên mua và bên bán vẫn đang khá cân bằng.
Chỉ số vẫn tiếp tục đi ngang trong vùng giao dịch dày đặc 290-298 điểm. Mọi xu hướng tiếp theo của chỉ số sẽ được xác định nếu chỉ số rời khỏi vùng này.
Tín hiệu phần kỳ giá xuống (bearish divergence) vẫn được duy trì ở chỉ báo MACD và HNX-Index cho thấy rủi ro điều chỉnh là vẫn còn. Vùng 280-285 điểm (ngưỡng Fibonacii Projection 61.8%) sẽ là hỗ trợ gần nhất của chỉ số.
DCM - CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau
DCM hiện đang về gần vùng hỗ trợ 16,000-16,500 (ngưỡng Fibonacci Projection 61.8%). Đường SMA 50 ngày cũng đang tiến lên gần vùng hỗ trợ này. Mẫu hình nến Hammer xuất hiện trong phiên giao dịch ngày 16/04/2021 cho thấy lực mua bắt đáy đã xuất hiện tại vùng hỗ trợ 16,000-16,500.
Trong trường hợp vùng hỗ trợ 16,000-16,500 được giữ vững trong thời gian tới thì DCM sẽ có khả năng tiếp tục tiến lên mục tiêu là ngưỡng Fibonacci Projection 100% (19,000-19,500).
DCM tiếp tục xu hướng tăng trong dài hạn khi giá cổ phiếu vẫn đang nằm trên các đường SMA 50 ngày, đường SMA 100 ngày và đường SMA 200 ngày.
Tuy nhiên, chỉ báo Relative Strength Index đang sụt giảm mạnh sau khi tạo tín hiệu phân kỳ giá xuống (bearish divergence). Điều này chứng tỏ tình hình của DCM đang không khá khả quan.
TCB - Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam
Giá cổ phiếu TCB đang test lại vùng 38,200-40,500 (vùng hội tụ của đáy cũ tháng 03/2021, ngưỡng Fibonacci Retracement 261.8% và đường SMA 50 ngày). Đây sẽ là vùng hỗ trợ quan trọng của cổ phiếu trong thời gian tới.
Chỉ báo MACD xuất hiện tín hiệu phần kỳ giá xuống (bearish divergence) với giá cổ phiếu, qua đó cho thấy rủi ro đang gia tăng. Chỉ báo Relative Strength Index đã rơi xuống dưới trendline tăng dài hạn (bắt đầu từ tháng 03/2020). Nếu trạng thái này vẫn được duy trì trong những phiên tới thì tình hình sẽ không qua khả quan.
Cổ phiếu TCB vẫn đang nằm trên các đường MA quan trọng chứng tỏ xu hướng tăng vẫn được giữ vững. Khối lượng giao dịch trồi sụt quanh mức trung bình 20 phiên gần nhất, qua đó cho thấy dòng tiền đang không quá ổn định.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận