Nhà đầu tư có thể giải ngân trong các phiên giao dịch tới với tỷ trọng lớn hơn
Chứng khoán ngày 24/12, ngay từ phiên sáng, thanh khoản thị trường tăng mạnh nhờ lực bán tháo đột biến từ cổ phiếu DXG. Tình trạng này tiếp diễn trong phiên chiều, nhưng nhờ nhóm bluechip cân bằng, chỉ số VN-Index dần thu hẹp đáng kể đà giảm về cuối phiên lên trên mốc 1.260 điểm. Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 2,4 điểm (-0,19%), xuống 1.260,36 điểm.
Nhóm VN30 kết phiên chỉ còn 13 mã mất điểm và phần lớn chỉ giảm dưới 1%, ngoại trừ hai cổ phiếu BID và HPG dù cũng chỉ mất 1,3% và 1,1%. Trong khi một số đảo chiều tăng, với mức tăng cũng dừng lại ở mức thấp như ACB, TCB, MWG, VIB, STB, SSB nhích trên dưới 0,5%.
Hai cổ phiếu HPG và SSI vẫn bỏ xa phần còn về thanh khoản trong nhóm, với lần lượt 13,4 triệu và 12,2 triệu đơn vị khớp lệnh.
BID dẫn đầu đà giảm của thị trường khi lấy đi hơn 0,7 điểm của VN-Index. Các mã EVF, MBB, VCB, CTG, TIN trong nhóm ngân hàng cũng kết phiên trong sắc đỏ. Trong khi đó, các mã EIB, STB, VIB, TCB, ACB, SSB, ABB, LPB, OCB, KLB, NVB lại tăng điểm.
Tại nhóm bất động sản, Bộ đôi DXG và DXS gây chú ý khi đều nằm sàn với thanh khoản cao đột biến. Trong đó, DXG, khi cổ phiếu này xác lập phiên khớp lệnh cao lịch sử với hơn 53 triệu đơn vị, nhưng giá cổ phiếu giảm sàn -6,8% xuống 16.450 đồng/cổ phiếu và còn dư bán giá sàn lên tới hơn 15 triệu đơn vị. DXS cũng nằm sàn -7% xuống 7.200 đồng/cổ phiếu, khớp hơn 6 triệu đơn vị và dư bán sàn hơn 1,5 triệu đơn vị.
Sắc đỏ cũng chiếm thế tại nhóm bất động sản. Đơn cử PDR, KHG, HDG, DIG, NVL, HDC, CEO, TCH, VHM, KBC, SCR, NTL, NLG, EVG, TIG. Trong ngành chỉ còn một số ít mã tăng điểm như HQC, KDH, VPI, SIP, AGG, HAR.
Ngược chiều thị trường, sự tích cực lại chiếm thế trong nhóm hoá chất. Nổi bật là DGC, CSV, DCM, DPM, LAS, DDV, BFC, ABS, DPR, BMP. Song vẫn còn xuất hiện một vài mã giảm điểm như GVR, AAA, VTZ, APH.
Đáng chú ý, YEG khi ghi nhận phiên tăng trần phiên thứ 6 liên tiếp lên 21.700 đồng, khớp lệnh hơn 9,5 triệu đơn vị.
Khối ngoại quay đầu mua ròng giá trị 45 tỷ đồng phiên hôm nay, trong đó khối này giải ngân 1.717 tỷ đồng và bán ra 1.672 tỷ đồng.
Những mã bị đẩy bán mạnh nổi bật là ACV 79 tỷ đồng, BID 70 tỷ đồng, NLG 47 tỷ đồng, VRE 42 tỷ đồng, VCB 41 tỷ đồng,… Ngược lại, những mã được mua gom chủ yếu SSI 60 tỷ đồng, MWG 39 tỷ đồng, STB 33 tỷ đồng, KDH 27 tỷ đồng, CTR 25 tỷ đồng,…
Sàn HOSE có 163 mã tăng và 237 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 643,1 triệu đơn vị, giá trị 15.972,5 tỷ đồng, tăng 30% cả về khối lượng và giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 122,4 triệu đơn vị, giá trị 3.909 tỷ đồng.
Sàn HNX có 67 mã tăng và 97 mã giảm, HNX-Index giảm 0,15 điểm (-0,07%), xuống 228,36 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 51,3 triệu đơn vị, giá trị 981,6 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 7,78 triệu đơn vị, giá trị 164 tỷ đồng.
UPCoM-Index tăng 0,3 điểm (+0,32%), lên 94,02 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 56,6 triệu đơn vị, giá trị 718,4 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm gần 13 triệu đơn vị, giá trị 294,2 tỷ đồng.
Diễn biến chỉ số VN-Index trong thời gian qua
Nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao trong danh mục ngắn hạn và mua mới ở các nhịp điều chỉnh
Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN)
Thị trường có thể sẽ quay trở lại đà tăng trong phiên kế tiếp và VN-Index có thể sẽ thử thách vùng kháng cự 1.262 – 1.265 điểm. Đồng thời, thị trường vẫn đang trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn, nhưng điểm tích cực là chỉ số VNSmallcaps và Upcom có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực cho thấy xu hướng tăng ngắn hạn có thể sẽ rõ ràng hơn trong những phiên tới.
Ngoài ra, chỉ báo tâm lý ngắn hạn vẫn duy trì ở mức cao cho thấy các nhà đầu tư vẫn đang lạc quan với diễn biến thị trường hiện tại. Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức tăng. Do đó, các nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao trong danh mục ngắn hạn và mua mới ở các nhịp điều chỉnh.
Chỉ số cần thu hẹp biên độ giao dịch để hình thành đáy ngắn hạn
Chứng khoán BIDV (BSC)
VN-Index vẫn giữ được giá đóng cửa trên ngưỡng SMA20, trong những phiên tới, chỉ số cần thu hẹp biên độ giao dịch để hình thành đáy ngắn hạn vững chắc hơn tại ngưỡng 1.260.
Chờ đợi cơ hội giải ngân các vị thế trung hạn
Chứng khoán Agribank (Agriseco)
Trên đồ thị kỹ thuật, VN-Index có nhịp rung lắc và lấp vùng trống giá quanh mốc 1.257 - 1.261 điểm. Thanh khoản gia tăng khi cả lực cung và cầu chủ động tham gia, tạo vùng cân bằng ngắn hạn tại MA200 ngày. Agriseco Research cho rằng phiên rung lắc kiểm định trên là cần thiết để kích thích lực cầu gia tăng giúp VN-Index quay trở lại xu hướng hồi phục.
VN-Index có thể hướng dần lên mốc 1.280 điểm trong các phiên tới khi áp lực bán đã được cân bằng. Nhóm phân tích khuyến nghị nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ danh mục cổ phiếu có sẵn. Nhà đầu tư ưu tiên chờ đợi cơ hội giải ngân các vị thế trung hạn khi thị trường có những nhịp rung lắc và lùi về vùng hỗ trợ quanh mốc 1.240 điểm.
Nhà đầu tư có thể giải ngân trong các phiên giao dịch tới với tỷ trọng lớn hơn
Chứng khoán TPBank (TPS)
VN-Index có phiên điều chỉnh trong ngày 24/12 khi mà giá đã có những lúc giảm sâu trong phiên nhưng cuối phiên, bên mua tham gia tích cực và đẩy giá lên vùng điểm số sát với phiên giao dịch trước đó.
Thanh khoản tăng cao cho thấy nhóm nhà đầu tư đã có dấu hiệu giảm tỷ trọng khi có lợi nhuận nhưng phe mua vẫn thế hiện tốt khi có động thái mua vào cuối phiên. Nhà đầu tư có thể giải ngân trong các phiên giao dịch tới với tỷ trọng lớn hơn. VN-Index có thể hướng đến những kịch bản tích cực trong thời gian tới.
Loại bỏ những mã suy yếu khi vượt đỉnh thất bại
Chứng khoán Vietcombank (VCBS)
Thị trường đã có tín hiệu cân bằng khi điều chỉnh về gần vùng hỗ trợ 1.250 điểm với tín hiệu giải ngân có thể nói là tích cực hơn.
Chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư tranh thủ cơ cấu danh mục, loại bỏ những mã suy yếu khi vượt đỉnh thất bại hoặc rơi khỏi vùng hỗ trợ.
Đồng thời, chọn lọc các mã đang có tín hiệu bật tăng từ nền hỗ trợ cứng với sự tham gia chủ động của dòng tiền và giải ngân từng phần với mục tiêu đầu tư ngắn hạn.
Một số nhóm ngành đáng lưu ý thời điểm hiện tại bao gồm phân đạm, vận tải-cảng biển, thủy sản.
Tiếp tục nắm giữ
Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV)
Bất chấp diễn biến giảm mạnh vào giữa phiên, lực cầu bắt đáy duy trì ổn định ở vùng giá thấp đã giúp VN-Index tạo mẫu nến rút chân về cuối phiên và tránh được một phiên phân phối tiêu cực.
Độ rộng thị trường nghiêng về số mã giảm điểm nhưng vẫn có một nhóm các cổ phiếu trụ giữ được sắc xanh, tạo bệ đỡ cho thị trường.
Mặc dù chỉ số có thể còn phải trải qua diễn biến rung lắc điều chỉnh, cơ hội hồi phục sau đó tiếp tục được bảo lưu khi xu hướng tăng ngắn hạn vẫn đang giữ vai trò chủ đạo.
Sau khi gia tăng thêm vị thế trading ngắn hạn tại vùng hỗ trợ, nhà đầu tư được khuyến nghị có thể tiếp tục nắm giữ hoặc linh hoạt bán tái cơ cấu danh mục trong những phiên tăng điểm.
Giải ngân dần với các cổ phiếu đầu tư dài hạn
Chứng khoán Asean
Chúng tôi cho rằng thị trường trong nước sẽ biến động khó lường và có thể có các phiên hồi nhẹ trong thời gian tới khi chỉ số đang có sự tranh chấp tại ngưỡng hỗ trợ quan trọng 1255 điểm.
Do vậy, nhà đầu tư nên tiếp tục theo sát diễn biến thị trường, cùng với sự vận động của các biến số vĩ mô như DXY, tỷ giá, các động thái của SBV và các thị trường thế giới, để xác định xu hướng thị trường trong ngắn hạn.
Nhà đầu tư có thể cân nhắc giải ngân dần với các cổ phiếu đầu tư dài hạn khi thị trường có dấu hiệu hồi phục trở lại với thanh khoản gia tăng. Tuy nhiên, cần chờ đợi các tín hiệu xác lập xu hướng rõ ràng hơn từ các thị trường thế giới và áp lực tỷ giá trong nước ổn định trở lại
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường