Ngành thép liệu có quay trở lại … ?
Trong 2 chu kỳ ngành trước đó, pha giảm tốc và suy thoái đã kéo dài trong khoảng 3 năm. Trong chu kỳ lần này, pha suy thoái mới chỉ kéo dài 1 năm. Điều đó cho thấy chu kỳ lần này đang diễn ra với tốc độ nhanh hơn 2 chu kỳ trước đó.
Nguồn: Wichart
Nguyên nhân dẫn đến THÉP thua lỗ đậm trong quý rồi theo giải thích trong BCTC quý 3 của HPG:
Nguyên nhân chính có thể khiến HPG rơi vào thua lỗ là do nhu cầu về thép suy yếu ở cả trong lẫn ngoài nước; cùng với đó là giá cả của nguyên vật liệu, trong đó đặc biệt là giá than đã tăng cao gấp 3 lần so với thời điểm bình thường; tín dụng thì đang thắt chặt, tỷ giá và lãi suất cũng tăng mạnh.
Hãy thử cùng phân tích xem các yếu tố khiến cho ngành thép lao dốc có cải thiện được từ quý 4/2022 trở đi hay không:
Nhu cầu thép suy yếu ở cả trong nước và thế giới:
Nhu cầu thép trong nước: Một điều không cần phải nói nhiều - BĐS vẫn đang trong “mùa ngủ đông” thì chắc hẳn nhu cầu về thép sẽ không thể cải thiện nhanh chóng được.
Tín dụng thắt chặt, tỷ giá và lãi suất tăng mạnh.
Ngoài trừ các công lớn ra thì hầu hết các DN nhỏ còn lại đều gặp vấn đề về nợ, vay lãi,... còn lại các ông lớn như HPG HSG... vẫn giữ được tỉ lệ tốt.
Đối với nhu cầu thế giới: Có thể phục hồi khi TQ sẵn sàng cho việc mở cửa vào đầu 2023. Dù vậy ở các thị trường như Châu Âu, Châu Mỹ, … khả năng cải thiện là không nhều.
=> Nhu cầu tăng lên được 1 chút - không đáng kể.
Giá nguyên vật liệu:
Nhìn có vẻ nhỉnh hơn chút khi: Giá nguyên vật liệu (để làm thép) - ở đây là than đã giảm xấp xỉ gần 30% trong tháng 11. Nhìn từ đồ thị, ta có thể thấy giá than sẽ còn giảm sâu hơn nữa
=> Như vậy chi phí nguyên liệu chắc chắn sẽ cải thiện nhiều nhất.
Tuy vậy đợi chờ khi tỷ giá và lãi suất… có dấu hiệu hạ nhiệt và giảm đi chắc còn khá lâu. Bởi VN mình vẫn mới chỉ tăng lãi suất gần đây, các kỳ hạn ngắn nhất cũng 3-6 tháng.
=> Chưa nên kỳ vọng cải thiện chi phí vay vào DN thép.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận