24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Ngô Vũ Sơn
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Mediplantex chậm niêm yết, xử phạt đã đủ sức răn đe?

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Dược Trung Ương Mediplantex (MED), có trụ sở tại thành phố Hà Nội.

Mediplantex bị UBCKNN xử phạt 300 triệu đồng do chậm niêm yết.

Nộp phạt dường như đang trở nên quen thuộc với Công ty cổ phần Dược Trung ương Mediplantex (Mediplantex) trong thời gian gần đây, khi công ty thường xuyên có tên trong các biên bản xử phạt của cơ quan thuế, dược và chứng khoán.

Theo quy định tại Điểm e Khoản 2a Điều 14 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP và quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán được bổ sung theo Khoản 16 Điều 1 Nghị định số 145/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2013/NĐ-CP, “Phạt tiền từ 300 - 400 triệu đồng đối với hành vi không đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán hoặc đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán quá thời hạn trên 12 tháng”.

Theo đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt hành chính số tiền 300 triệu đồng đối với Mediplantex vì đã có hành vi vi phạm hành chính niêm yết chứng khoán quá thời hạn trên 12 tháng.

Còn nếu trong trường hợp, chiếu theo Nghị định 156/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/1/2021 – là văn bản quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khoán thay thế cho Nghị định 108/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 145/2016/NĐ-CP). Tại Khoản 3 Điều 18 Nghị định 156, mức phạt tương ứng với thời gian trễ hạn tương ứng như sau: Với thời hạn trên 12 tháng hoặc không đăng ký, niêm yết sẽ bị phạt từ 300 – 400 triệu đồng.

Trước đó, trong quý I/2021, Mediplantex bị phạt và truy thu thuế 2,3 triệu đồng theo ghi nhận trong báo cáo tài chính quý I của Công ty.

Trong tháng 4 và tháng 6/2021, Mediplantex cũng bị Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) xử phạt với tổng số tiền hơn 300 triệu đồng, do vi phạm trong lĩnh vực y tế.

Được biết, tháng 9/2018 Dược phẩm Mediplantex đã nộp hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán lên HNX. Tuy nhiên mấy tháng sau đó, tháng 1/2019 công ty đã rút hồ sơ để có thêm thời gian hoàn thiện và thông báo sẽ nộp lại hồ sơ sau khi thông qua kế hoạch niêm yết.

Thánh 3/2020 Sở GDCK Hà Nội đã chấp thuận cho Dược phẩm Mediplantex đưa hơn 6,28 triệu cổ phiếu lên niêm yết trên HNX với mã chứng khoán MED. Ngày giao dịch đầu tiên 18/3/2021. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 45.000 đồng/cổ phiếu. Thời điểm đó vẫn còn hơn 4,34 triệu cổ phiếu đang thuộc diện bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định của công ty.

Dược Trung Ương Mediplantex tiền thân là Công ty Thuốc Nam – thuốc Bắc thuộc Bộ Nội thương, và chuyển về trực thuộc Bộ Y tế từ năm 1958. Năm 2005 công ty tiến hành cổ phần hóa và chính thức chuyển đổi hình thức sở hữu từ doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần với vốn điều lệ ban đầu 17 tỷ đồng – trong đó Nhà nước vẫn nắm giữ 28% vốn điều lệ. Lần gần đây nhất, tháng 6/2012, công ty tiến hành tăng vốn điều lệ lên hơn 62,8 tỷ đồng và từ đó đến nay công ty chưa tiến hành tăng vốn.

Theo chuyên gia thị trường chứng khoán là một kênh huy động vốn hiệu quả, quan trọng của các doanh nghiệp, của cả nền kinh tế và được ví là phong vũ biểu của nền kinh tế. Do vậy, những hành vi vi phạm sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến thị trường, đến tính minh bạch, cũng như làm giảm sức hấp dẫn của kênh thu hút vốn này.

Nghị định 155/2020, ngày 31/12/2020, của Chính phủ nêu rõ nghĩa vụ của doanh nghiệp Nhà nước khi cổ phần hóa là phải thực hiện đăng ký niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nếu đáp ứng các điều kiện niêm yết. Trường hợp không đáp ứng điều kiện niêm yết thì phải thực hiện đăng ký giao dịch cổ phiếu trên thị trường Upcom.

Dù Luật Chứng khoán, Nghị định Chính phủ và hàng loạt các văn bản quy định được ban hành nhưng đến nay vẫn còn nhiều doanh nghiệp không chấp hành, chưa niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

Mediplantex chậm niêm yết, xử phạt đã đủ sức răn đe?

Luật Chứng khoán đã đủ sức răn đe?

Do vậy, những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán cần phải được xử lý nghiêm vì điều này ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, ảnh hưởng đến kênh thu hút vốn quan trọng của nền kinh tế. Việc các doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hóa chậm đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán đang làm chậm lộ trình của Chính phủ về cổ phần hóa doanh nghiệp, đồng thời gây ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư.

Ông Lê Trung Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Giám sát Công ty đại chúng, Ủy ban Chứng khoán nhà nước (UBCKNN) cho biết: Bộ Tài chính đã công khai danh sách các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa chưa thực hiện niêm yết, đăng ký giao dịch trên website của Bộ để các cổ đông tại doanh nghiệp biết và yêu cầu doanh nghiệp phải tuân thủ đúng quy định pháp luật.

Đồng thời, các bộ, ngành, địa phương, đại diện chủ sở hữu phần vốn góp tại các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa chỉ đạo người đại diện phần vốn đôn đốc doanh nghiệp thực hiện niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán theo quy định.

“UBCKNN thực hiện một số biện pháp đôn đốc và thuyết phục là chính. Nếu không thực hiện sẽ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK, có doanh nghiệp bị phạt chế tài cao nhất 400 triệu đồng. Nếu tiếp tục không lên sàn UBCKNN sẽ đề nghị Bộ Tài chính, Chính phủ tăng mức xử phạt lên” - ông Lê Trung Hải nói.

Chuyên gia cho rằng, quy định hiện tại xử phạt là chưa đủ răn đe bởi hậu quả rất nặng nề. Câu chuyện dây dưa không chịu lên sàn niêm yết để nhằm mục đích nào đó để chi phối cổ phần khi mà nhà nước đã thoái vốn. Cần phải có chế tài nghiêm khắc để thúc đẩy niêm yết nhanh hơn nữa để đảm bảo quyền lợi ích của các cổ đông nhỏ.

Mới đây Chính phủ đã ban hành Nghị định số 156/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Nghị định quy định mức phạt tiền tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực chứng khoán là 3 tỷ đồng đối với tổ chức và 1,5 tỷ đồng đối với cá nhân.

Riêng hành vi vi phạm sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán và thao túng thị trường chứng khoán thì mức phạt tiền tối đa đối với hành vi này là 10 lần khoản thu trái pháp luật đối với tổ chức và 5 lần khoản thu trái pháp luật đối với cá nhân. Trường hợp không có khoản thu trái pháp luật hoặc mức phạt tính theo khoản thu trái pháp luật thấp hơn mức phạt tiền tối đa quy định ở trên thì áp dụng mức phạt tiến tối đa quy định ở trên để xử phạt.

Phạt tiền từ 400 - 500 triệu đồng đối với hành vi lập, xác nhận hồ sơ đăng ký chào bán, phát hành, chứng khoán riêng lẻ có thông tin sai lệch, sai sự thật hoặc che giấu sự thật.

Phạt tiền từ 1 - 1,5 tỷ đồng đối với hành vi làm giả giấy tờ, xác nhận trên giấy tờ giả mạo chứng minh đủ điều kiện chào bán, phát hành trong hồ sơ đăng ký chào bán, phát hành chứng khoán riêng lẻ.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
26.10 (0.00%)
224.43 -0.02 (-0.01%)
91.84 +0.23 (+0.25%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả