Kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ tôn mạ tăng trưởng kép
Tiêu thụ thép bình quân đầu người của Việt Nam hiện ước tính khoảng 240 kg, thấp hơn mức trung bình của châu Á 309 kg.
Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) dự phóng nhu cầu thép Việt Nam có thể tăng trung bình từ 5%-7%/năm trong 5 năm tới, so với mức tăng trưởng 4,5% trong 6 năm qua, để đạt mức tiêu thụ thép bình quân đầu người 290 kg vào năm 2030 với dân số được kỳ vọng là 104 triệu người. Điều này được thúc đẩy nhờ mức tăng trưởng GDP ổn định khoảng 6,5% mỗi năm, cũng như tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng, dòng vốn FDI ổn định, chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu giải ngân đầu tư công 123 tỷ USD trong 2021-2025 (+43,5% sv 2016-2020), thị trường xuất khẩu ngày càng phát triển. Thị trường xuất khẩu thép chính của Việt Nam là Đông Nam Á, EU và Mỹ, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, trong khi đó thị trường nhập khẩu chính là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Đối với mảng tôn mạ, nhu cầu tăng trưởng ổn định từ 2016-2023, với sản lượng tiêu thụ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép là 6%. Trong đó, sản lượng tiêu thụ thép nội địa của Việt Nam tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép là 4% trong khi xuất khẩu tăng với tốc độ tăng trưởng kép là 8%. Mảng tôn mạ trong giai đoạn 2024-2026 được kỳ vọng sẽ tăng trưởng kép ở mức ít nhất 6%, tương đương với tốc độ tăng trưởng của 8 năm trước đây.
Nhu cầu thép tiếp tục phục hồi ở hầu hết các nước vào năm 2024 ngoại trừ Trung Quốc
Theo Fitch-ratings, nhu cầu thép sẽ tiếp tục tăng trưởng ở hầu hết các khu vực vào năm 2024 với mức tiêu thụ toàn cầu tăng 20-30 triệu tấn sv năm 2023. Nhu cầu tăng trưởng được hỗ trợ bởi thị trường Đông Nam Á sôi động, sự phục hồi mạnh mẽ ở Thổ Nhĩ Kỳ và tăng trưởng khiêm tốn ở châu Âu, Mỹ và Brazil trong khi nhu cầu của Trung Quốc sẽ giảm nhẹ.
Lãi suất vay thế chấp giảm: Lãi suất vay thế chấp thả nổi hiện khoảng 10-11% trong nửa cuối năm 2023, dự kiến giảm xuống mức 8-9% vào năm 2024, kích thích nhu cầu mua nhà và đầu tư bất động sản.
Đẩy mạnh đầu tư công: Mục tiêu đầu tư công của Chính phủ sẽ thúc đẩy tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam, dẫn đến nhu cầu nhà ở tăng cao trong những năm tới.
Quy hoạch cấp tỉnh/thành phố: Hầu hết các quy hoạch cấp tỉnh/thành phố đã được phê duyệt vào năm 2023, đây là nền tảng để triển khai các dự án thiết kế chi tiết (tỷ lệ 1/2000 và 1/500).
Luật đất đai sửa đổi được phê duyệt vào tháng 1, sẽ đẩy nhanh quá trình cấp phép pháp lý sau khi các Nghị định hướng dẫn được ban hành.
Do đó, VNDIRECT kỳ vọng nguồn cung nhà ở sẽ dần tăng, giúp tăng nhu cầu tiêu thụ thép cho HPG, HSG, NKG
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận