''Gồng lỗ'' trong đầu tư chứng khoán!
Giai đoạn khó khăn bởi Covid-19, nhiều doanh nghiệp đã dùng tiền nhàn rỗi để đầu tư chứng khoán và thu được lợi nhuận đáng kể. Song diễn biến khó lường của thị trường nửa đầu năm nay đã khiến không ít doanh nghiệp hay nhà đầu tư nhận lại trái đắng
Phải nói đến một ví dụ, với nền tảng hoạt động sản xuất, kinh doanh chắc chắn, thanh khoản cổ phiếu tốt, mã HPG của Tập đoàn Hòa Phát được nhiều nhà đầu tư từ cá nhân đến các tổ chức lựa chọn để nắm giữ với kì vọng lớn. Trong số đó các cổ đông cho thấy khoản đầu tư vào cổ phiếu được ghi nhận dưới dạng chứng khoán có giá trị gốc so với giá trị hợp lý có sự chênh lệch đáng kể.
Ngoài ra, còn chưa kể đến trong danh mục những mã cổ phiếu đáng chú ý khác khác cũng có rủi ro tương tự. Bên danh mục tự doanh cũng ghi nhận nằm dưới dạng các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ chỉ duy trì được một vài mã có giá trị hợp lý ở trạng thái lãi còn lại là lỗ. Tự doanh không còn hiệu quả, trong khi hoạt động môi giới và cho vay cũng gặp khó khiến doanh thu hoạt động của chứng khoán giảm mạnh so với cùng kì
Thực tế trong đầu tư chứng khoán, tâm lý “chơi là phải có lời” đã khiến rất nhiều nhà đầu tư vội thoát hàng cổ phiếu khi mã mới chỉ tăng được một vài phiên. Trong khi đó, số đáng kể không chịu cắt lỗ một cổ phiếu đã suy yếu mà tiếp tục gồng lỗ đến khi về được “bờ” gây mất thời gian, hạn chế khả năng sinh lời của dòng tiền (thậm chí là tiếp tục thua lỗ). Đặc biệt lại hay xuất hiện ở các trường hợp ''F0" khi mới bước vào thị trường ''gồng lỗ cực khỏe mà gồng lãi thì quá yếu ''
Nỗi sợ không dám cắt lỗ vì hi vọng cổ phiếu sẽ hồi phục trở lại. Đến khi “về bờ” và nhà đầu tư hòa vốn - còn cổ phiếu thì tích luỹ 2 - 3 phiên…, nhiều nhà đầu tư bắt đầu cảm thấy mất kiên nhẫn và cắt luôn và kết quả là cắt xong vài hôm thì cổ phiếu chạy lại chạy (tăng từ khi mình lỗ tới mình hoà và tăng tiếp). Đến đây, không ít nhà đầu tư tỏ ra bất mãn và tức giận với câu cửa miệng “cầm thì lỗ, vừa nhả ra thì nó chạy”.
Nhiều nhà đầu tư mua đúng thời điểm được 5 - 7 % thì cổ phiếu tích lũy vài phiên sau đó rung mạnh. Với tín hiệu này, không ít nhà đầu tư sợ mất lãi nên vội vàng bán nhanh để vớt lại chút lời. Phần lớn sợ về hoà rồi lại âm vốn (1 thời gian sau xem lại cổ phiếu ấy lại tiếc vì mã đã chạy được vài chục phần trăm).
Cổ phiếu đang lãi nhưng thấy thị trường chung (VN-Index) cao sợ nên cũng bán. Đến khi nhà đầu tư bán xong thì cả cổ phiếu lẫn thị trường chung vẫn xanh ngát.
Tóm lại, để khắc phục được những rào cản về vấn đề tâm lý như trên cần cũng cần trải qua một quá trình tích lũy kiến thức và làm quen dần với tư duy về quản trị tài sản và thị trường. Hầu hết nhà đầu tư đều muốn thị trường nó đi theo ý mình, dù biết không thể. Nhưng bản năng đó khiến họ dễ xem thị trương là kẻ thù. Khi lỗ thì đổ cho lái, khi lời thì thấy mình tài giỏi . Nhất là những người vừa bán xong chạy hay vừa mua xong giảm luôn đổ thừa cho lý do nào khác ngoài việc nhìn nhận năng lực họ còn yếu.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận