Giới đầu tư duy trì tâm lý lạc quan với nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn
Thị trường chứng khoán giao dịch khá tích cực, VN-INDEX duy trì tuần thứ 3 đi lên liên tiếp, đạt mức tăng 0,7% và chốt tại 1.115,22 điểm với độ phân hóa cao ưu tiên cải thiện tại nhóm vốn hóa lớn.
Tuần qua, thị trường chứng khoán giao dịch khá tích cực khi nhận được rất nhiều thông tin, sự kiện quan trọng trong nước và thế giới.
Theo đó, VN-INDEX tăng mạnh ở vùng giá 1.110 điểm trong 2 phiên đầu tuần. Sau đó, thị trường chịu áp lực bán ở vùng giá VN-Index 1.125-1.130 điểm, tương đương đỉnh cao nhất trong tháng Một. Tuy nhiên, VN-INDEX vẫn duy trì tuần thứ 3 liên tiếp đi lên với mức tăng 0,7% so với tuần trước và chốt tại 1.115,22 điểm.
Thanh khoản điều tiết giảm
Theo báo cáo từ Công ty Chứng khoán Sài Gòn-Hà Nội (SHS), thanh khoản trên sàn HoSE trong cả tuần đạt 85.458 tỷ đồng, giảm nhẹ 6,5% so với tuần trước, khối lượng giao dịch giảm tương ứng 9,2%. Bên cạnh đó, thanh khoản trên sàn HNX cũng giảm nhẹ và đạt 10.279 đồng/tuần.
Ông Nguyễn Khắc Thành, chuyên viên phân tích (SHS) cho biết điều này thể hiện mức độ phân hóa cao hơn do áp lực bán điều chỉnh ở nhóm mã vốn hóa nhỏ, cải thiện tại nhóm vốn hóa lớn.
Chứng khoán ngày 16/6: Thanh khoản vọt tăng lên mức hơn 1 tỷ USD
Về động thái của các nhà đầu tư nước ngoài, họ gia tăng giao dịch và quay trở lại mua ròng mạnh trên sàn HoSE với giá trị 1.700 tỷ đồng. Trong đó, lực cầu tập trung ở nhóm cổ phiếu ngành thép, dịch vụ tài chính, chứng khoán. Khối ngoại cũng mua ròng trên HNX với giá trị gần 95 tỷ đồng.
Diễn biến trên thị trường, nhóm cổ phiếu dầu khí giao dịch rất sôi động, nhiều mã tăng giá mạnh với thanh khoản cao, nổi bật các mã vuợt vùng giá cao tuần trước như PVG (+12,22%), PVS (+5,88%), PVB (+5,83%), ASP (+5,77%), PGC (+2,22%)…
Cùng với đó, các cổ phiếu dịch vụ tài chính, chứng khoán tiếp tục ghi nhận diễn biến tích cực với thanh khoản ở mức cao, như PSI (+7,32%), VDS (+7,32%), SHS (+6,30%), SSI (+3,37%), MBS (+3,28%)...
Trong khi, nhóm ngân hàng lại chứng kiến sự phân hóa hơn, một số mã vẫn hấp dẫn dòng tiền và vượt vùng giá đỉnh của tuần trước, như VCB (+4,48%), SHB (+3,70%), STB (+3,20%)... Tuy nhiên, nhiều mã không được may mắn đó và phải chịu áp lực điều chỉnh, như PGB (-6,64%), VBB (-3,64%), NVB (-3,16%), LPB (-2,61%)...
Ở một diễn biến khác, nhóm cổ phiếu bất động sản bị nhà đầu tư bán ra với nhu cầu chốt lãi ngắn hạn rất mạnh, như LGL (-10,10%), QCG (-7,55%), LDG (-5,84%), ITC (-5,38%), TDC (-4,76%)..., ngoài các mã vẫn tích cực như NLG (+2,45%), NDN (+2,13%), NVL (+2,05%), VHM (+0,90%)…
Về chứng khoán phái sinh, ông Thành cho biết thị trường chuyển kỳ hạn chính VN30F2307 và đóng cửa ở mức 1.1026 điểm, chênh lệch -6.46 điểm so với VN30. Điều này cho thấy xu hướng ngắn hạn tích lũy chưa đồng thuận với VN30. Các kỳ hạn lớn hơn chênh lệch âm từ -8,96 điểm đến -23,06 điểm so với VN30. Từ thực tế đó, ông Thành đánh giá giới đầu tư vẫn đang duy trì tâm lý lạc quan với VN30, khi gia tăng vị thế mua cơ sở ở VN30 và phòng ngừa rủi ro giảm điểm của chỉ số này ở khung thời gian lớn hơn trên thị trường phái sinh.
Mục tiêu VN-Index 1.150 điểm
Theo các nhà phân tích, thị trường chứng khoán tiếp tục đà đi lên sau 2 tuần “bùng nổ” trước đó, VN-Index chốt tuần tăng và tiệm cận khu vực kháng cự 1.120-1.125 điểm. Trong tuần, chỉ số chính có nhiều rung lắc và tạo ra nền tích lũy ngắn. Điều này góp phần củng cố thêm sức mạnh của thị trường cho giai đoạn tới.
“Việc thị trường duy trì sóng hồi với sức mạnh ổn định và được thể hiện rõ qua từng đợt tăng điểm kèm theo điều chỉnh tích lũy lại. Theo đó, thị trường trong ngắn hạn dự báo vẫn tích cực và hướng tới mục tiêu VN-Index 1.150 điểm (đây là khu vực đỉnh các sóng cũ). Trong trung hạn, thị trường đang vận động trong khu vực tích lũy rộng với ngưỡng hỗ trợ quanh khu vực VN-Index 1.000 điểm-1.050 điểm và vùng kháng cự quanh 1.150 điểm,” ông Thành chia sẻ.
Các diễn biến vĩ mô gần đây bắt đầu xuất hiện xu hướng tích cực. Trên bình diện quốc tế, lãi suất tại Mỹ đã ngừng tăng và lạm phát giảm. Trong nước, lãi suất điều hành cũng liên tục điều chỉnh xuống đi cùng với các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng, hỗ trợ các doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp và bất động sản.
Tuy nhiên, ông Thành cũng khuyến cáo về dự báo của giới chuyên môn tiếp tục dự báo Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), khả năng sẽ có thêm những lần tăng lãi suất trong tương lai và kinh tế thế giới chưa thể sớm phục hồi trở lại. Điều này có thể sẽ tác động đến kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó, các giải pháp của Chính phủ cũng cần thêm thời gian để cho thấy tác dụng trên thực tế.
“Dù vậy, thị trường chứng khoán thường sẽ có những phản ứng sớm, do đó có thể kỳ vọng thị trường sẽ chuyển trạng thái sang vận động tích cực khi tâm lý của nhà đầu tư dần được cải thiện,” ông Thành nói.
Về phân tích cơ bản, nhóm nghiên cứu của Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS), nhấn mạnh ngày 16/6, Ngân hàng Nhà nước phát đi tín hiệu giảm lãi suất điều hành lần thứ 4 kể từ đầu năm. Trong đó, các các lãi suất điều hành hầu hết đều được điều chỉnh giảm, đặc biệt trần lãi suất huy động tiền gửi dưới 6 tháng (-0,25%), lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa (-0,5%).
Nhóm phân tích của VCBS, đánh giá ngay khi FED quyết định tạm hoãn tăng lãi suất, Ngân hàng Nhà nước đã nhanh chóng có động thái phù hợp nhằm đẩy nhanh việc kéo giảm mặt bằng lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp, người dân, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế. Như vậy, trong các tuần tới đây mặt bằng lãi suất sẽ sớm được kéo giảm bao gồm lãi suất huy động, lãi suất cho vay và cả lãi suất liên ngân hàng (với mức giảm khoảng 50 điểm cơ bản tùy từng kỳ hạn).
Đối với thị trường tài chính, nhóm phân tích của VCBS chỉ ra mặt bằng lãi suất điều chỉnh giảm nhanh được kỳ vọng kích hoạt dòng tiền từ các kênh đầu tư tiền gửi sang các kênh đầu tư có rủi ro cao hơn.Báo cáo của VCBS đưa ra nhận định, thị trường đóng cửa tuần với áp lực bán gia tăng mạnh và xác suất điều chỉnh ngắn hạn đang ở mức cao. Thêm vào đó, ở khung đồ thị giờ cũng đang củng cố thêm những tín hiệu về khả năng giảm điểm ngắn hạn.
Tuy nhiên, nhóm phân tích của VCBS vẫn lạc quan với nhận định thị trường vẫn đang có diễn biến tích cực. Sự xuất hiện của những nhịp rung lắc điều chỉnh giảm là cần thiết để tạo đà cho VN-Index có thể tiếp tục hướng lên các vùng điểm cao hơn. Kịch bản tích cực, VN-Index có thể sẽ diễn biến tích lũy, tăng giảm đan xen với biên độ khoảng 20 điểm quanh khu vực 1.110-1.130 điểm./.
Tuần qua, thị trường chứng khoán giao dịch khá tích cực khi nhận được rất nhiều thông tin, sự kiện quan trọng trong nước và thế giới.
Theo đó, VN-INDEX tăng mạnh ở vùng giá 1.110 điểm trong 2 phiên đầu tuần. Tuy nhiên sau đó, thị trường chịu áp lực bán điều chỉnh ở vùng giá VN-Index 1.125 điểm-1.130 điểm, tương đương đỉnh cao nhất tháng Một. Tuy nhiên, VN-INDEX vẫn duy trì tuần thứ 3 liên tiếp đi lên với mức tăng 0,7% so với tuần trước và chốt tại 1.115,22 điểm.
Thanh khoản điều tiết giảm
Theo báo cáo từ Công ty Chứng khoán Sài Gòn-Hà Nội (SHS), thanh khoản trên sàn HoSE trong cả tuần đạt 85.458 tỷ đồng, giảm nhẹ 6,5% so với tuần trước, khối lượng giao dịch giảm tương ứng 9,2%. Bên cạnh đó, thanh khoản trên sàn HNX cũng giảm nhẹ và đạt 10.279 đồng/tuần.
Ông Nguyễn Khắc Thành, chuyên viên phân tích (SHS) cho biết điều này thể hiện mức độ phân hóa cao hơn do áp lực bán điều chỉnh ở nhóm mã vốn hóa nhỏ, cải thiện tại nhóm vốn hóa lớn.
Về động thái của các nhà đầu tư nước ngoài, họ gia tăng giao dịch và quay trở lại mua ròng mạnh trên sàn HoSE với giá trị 1.700 tỷ đồng. Trong đó, lực cầu tập trung ở nhóm cổ phiếu ngành thép, dịch vụ tài chính, chứng khoán. Khối ngoại cũng mua ròng trên HNX với giá trị gần 95 tỷ đồng.
Diễn biến trên thị trường, nhóm cổ phiếu dầu khí giao dịch rất sôi động, nhiều mã tăng giá mạnh với thanh khoản cao, nổi bật các mã vuợt vùng giá cao tuần trước như PVG (+12,22%), PVS (+5,88%), PVB (+5,83%), ASP (+5,77%), PGC (+2,22%)…
Cùng với đó, các cổ phiếu dịch vụ tài chính, chứng khoán tiếp tục ghi nhận diễn biến tích cực với thanh khoản ở mức cao, như PSI (+7,32%), VDS (+7,32%), SHS (+6,30%), SSI (+3,37%), MBS (+3,28%)...
Trong khi, nhóm ngân hàng lại chứng kiến sự phân hóa hơn, một số mã vẫn hấp dẫn dòng tiền và vượt vùng giá đỉnh của tuần trước, như VCB (+4,48%), SHB (+3,70%), STB (+3,20%)... Tuy nhiên, nhiều mã không được may mắn đó và phải chịu áp lực điều chỉnh, như PGB (-6,64%), VBB (-3,64%), NVB (-3,16%), LPB (-2,61%)...
Ở một diễn biến khác, nhóm cổ phiếu bất động sản bị nhà đầu tư bán ra với nhu cầu chốt lãi ngắn hạn rất mạnh, như LGL (-10,10%), QCG (-7,55%), LDG (-5,84%), ITC (-5,38%), TDC (-4,76%)..., ngoài các mã vẫn tích cực như NLG (+2,45%), NDN (+2,13%), NVL (+2,05%), VHM (+0,90%)…
Về chứng khoán phái sinh, ông Thành cho biết thị trường chuyển kỳ hạn chính VN30F2307 và đóng cửa ở mức 1.1026 điểm, chênh lệch -6.46 điểm so với VN30. Điều này cho thấy xu hướng ngắn hạn tích lũy chưa đồng thuận với VN30. Các kỳ hạn lớn hơn chênh lệch âm từ -8,96 điểm đến -23,06 điểm so với VN30. Từ thực tế đó, ông Thành đánh giá giới đầu tư vẫn đang duy trì tâm lý lạc quan với VN30, khi gia tăng vị thế mua cơ sở ở VN30 và phòng ngừa rủi ro giảm điểm của chỉ số này ở khung thời gian lớn hơn trên thị trường phái sinh.
Mục tiêu VN-Index 1.150 điểm
Theo các nhà phân tích, thị trường chứng khoán tiếp tục đà đi lên sau 2 tuần “bùng nổ” trước đó, VN-Index chốt tuần tăng và tiệm cận khu vực kháng cự 1.120-1.125 điểm. Trong tuần, chỉ số chính có nhiều rung lắc và tạo ra nền tích lũy ngắn. Điều này góp phần củng cố thêm sức mạnh của thị trường cho giai đoạn tới.
“Việc thị trường duy trì sóng hồi với sức mạnh ổn định và được thể hiện rõ qua từng đợt tăng điểm kèm theo điều chỉnh tích lũy lại. Theo đó, thị trường trong ngắn hạn dự báo vẫn tích cực và hướng tới mục tiêu VN-Index 1.150 điểm (đây là khu vực đỉnh các sóng cũ). Trong trung hạn, thị trường đang vận động trong khu vực tích lũy rộng với ngưỡng hỗ trợ quanh khu vực VN-Index 1.000 điểm-1.050 điểm và vùng kháng cự quanh 1.150 điểm,” ông Thành chia sẻ.
Các diễn biến vĩ mô gần đây bắt đầu xuất hiện xu hướng tích cực. Trên bình diện quốc tế, lãi suất tại Mỹ đã ngừng tăng và lạm phát giảm. Trong nước, lãi suất điều hành cũng liên tục điều chỉnh xuống đi cùng với các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng, hỗ trợ các doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp và bất động sản.
Tuy nhiên, ông Thành cũng khuyến cáo về dự báo của giới chuyên môn tiếp tục dự báo Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), khả năng sẽ có thêm những lần tăng lãi suất trong tương lai và kinh tế thế giới chưa thể sớm phục hồi trở lại. Điều này có thể sẽ tác động đến kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó, các giải pháp của Chính phủ cũng cần thêm thời gian để cho thấy tác dụng trên thực tế.
“Dù vậy, thị trường chứng khoán thường sẽ có những phản ứng sớm, do đó có thể kỳ vọng thị trường sẽ chuyển trạng thái sang vận động tích cực khi tâm lý của nhà đầu tư dần được cải thiện,” ông Thành nói.
Về phân tích cơ bản, nhóm nghiên cứu của Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS), nhấn mạnh ngày 16/6, Ngân hàng Nhà nước phát đi tín hiệu giảm lãi suất điều hành lần thứ 4 kể từ đầu năm. Trong đó, các các lãi suất điều hành hầu hết đều được điều chỉnh giảm, đặc biệt trần lãi suất huy động tiền gửi dưới 6 tháng (-0,25%), lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa (-0,5%).
Nhóm phân tích của VCBS, đánh giá ngay khi FED quyết định tạm hoãn tăng lãi suất, Ngân hàng Nhà nước đã nhanh chóng có động thái phù hợp nhằm đẩy nhanh việc kéo giảm mặt bằng lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp, người dân, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế. Như vậy, trong các tuần tới đây mặt bằng lãi suất sẽ sớm được kéo giảm bao gồm lãi suất huy động, lãi suất cho vay và cả lãi suất liên ngân hàng (với mức giảm khoảng 50 điểm cơ bản tùy từng kỳ hạn).
Đối với thị trường tài chính, nhóm phân tích của VCBS chỉ ra mặt bằng lãi suất điều chỉnh giảm nhanh được kỳ vọng kích hoạt dòng tiền từ các kênh đầu tư tiền gửi sang các kênh đầu tư có rủi ro cao hơn.Báo cáo của VCBS đưa ra nhận định, thị trường đóng cửa tuần với áp lực bán gia tăng mạnh và xác suất điều chỉnh ngắn hạn đang ở mức cao. Thêm vào đó, ở khung đồ thị giờ cũng đang củng cố thêm những tín hiệu về khả năng giảm điểm ngắn hạn.
Tuy nhiên, nhóm phân tích của VCBS vẫn lạc quan với nhận định thị trường vẫn đang có diễn biến tích cực. Sự xuất hiện của những nhịp rung lắc điều chỉnh giảm là cần thiết để tạo đà cho VN-Index có thể tiếp tục hướng lên các vùng điểm cao hơn. Kịch bản tích cực, VN-Index có thể sẽ diễn biến tích lũy, tăng giảm đan xen với biên độ khoảng 20 điểm quanh khu vực 1.110-1.130 điểm./.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường