24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Jennie
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Giá xăng dầu, giá than kéo ghì lợi nhuận của doanh nghiệp xi măng

Nguyên liệu sản xuất đầu vào tăng cao cùng với sự cạnh tranh trên thị trường đã khiến biên lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành xi măng sụt giảm.

Theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam, năm 2022 ngành xi măng đối diện với áp lực tăng chi phí đầu vào do giá nguyên liệu sản xuất đầu tăng.

Trong đó, than là nguyên liệu chiếm khoảng 35-40% trong cơ cấu giá thành cho sản xuất xi măng. Gần hai phần ba lượng than phải nhập khẩu khiến giá thành sản xuất xi măng tại Việt Nam phụ thuộc lớn vào giá than thị trường quốc tế. Trong quý I/2022, giá xi măng tăng được điều chỉnh tăng từ 30.000 - 50.000 đồng/tấn, tăng 1 - 3% so với quý IV/2021.

Dù doanh thu quý I tăng trưởng 12,6%, ở mức 2.075 tỷ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế của Xi măng Hà Tiên 1 (HoSE: HT1) lại giảm sâu 74% so với cùng kỳ năm trước, đạt 24,7 tỷ đồng. Đây là quý công ty có lợi nhuận thấp nhất kể từ quý I/2018.

Theo lãnh đạo Xi măng Hà Tiên, xung đột quân sự giữa Nga - Ukraine cùng các biện pháp cấm vận của phương Tây khiến tình trạng đứt gẫy chuỗi cung ứng toàn cầu, bắt đầu từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, trở nên trầm trọng hơn, đẩy giá các nguyên liệu sản xuất của ngành xi măng tăng vọt.

Tại Xi măng Hoàng Mai (HNX: HOM), doanh thu quý I đạt 429 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái. Giá vốn bán hàng lên tới 375 tỷ đồng, nên lợi nhuận rất mỏng, chỉ đạt 355 triệu đồng.

Công ty cho biết, giá nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào như dầu diesel, than cám, thạch cao tự nhiên… tăng cao đã ảnh hưởng đến giá thành sản xuất các sản phẩm.

Theo HOM, giá than thế giới tăng sốc từ 230 USD một tấn vào cuối tháng 2 lên 415 USD một tấn trong giai đoạn đầu tháng 3/2022. Giá dầu thô cũng đạt đỉnh 125 USD một thùng, cao nhất 14 năm qua khiến chi phí đầu vào của công ty tăng mạnh.

Thạch cao Xi măng (HNX: TXM) ghi nhận khoản lỗ nặng nhất 13 năm qua ngay trong quý đầu 2022 ở mức âm 2,3 tỷ đồng. Con số này gấp đôi so với khoản lỗ 1,1 tỷ đồng của quý cùng kỳ năm ngoái.

So với quý đầu năm ngoái, Xi măng Hải Vân (HoSE: HVX) có doanh thu tăng gấp 1,5 lần so với quý cùng kỳ (209 tỷ đồng) nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm 8% (đạt 400 triệu đồng).

Tất nhiên, để bù đắp cho chi phí đầu vào tăng mạnh, các doanh nghiệp xi măng cũng phải tăng giá bán sản phẩm. Nhưng với Xi măng Hà Tiên, Xi măng Hoàng Mai, việc tăng giá bán chưa theo kịp với đà tăng của chi phí đầu vào.

Trong khi đó, việc điều chỉnh giá bán xi măng đã giúp Xi măng Bút Sơn (HNX: BTS) ghi nhận mức tăng trưởng 8% với chỉ tiêu doanh thu, đạt 738 tỷ đồng và 48% với chỉ tiêu lợi nhuận trong quý đầu năm nay, ở mức 18 tỷ đồng.

Tương tự, Xi măng Bỉm Sơn (BCC) công bố doanh thu quý đầu năm 2022 tăng 12%, đạt 1.182 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt gần 77 tỷ đồng, tăng gấp 9,3 lần so với cùng kỳ năm 2021.

Giá xăng dầu, giá than kéo ghì lợi nhuận của doanh nghiệp xi măng
VNDirect dự báo ngành xi măng trong nước sẽ gặp khó trong năm 2022.

Theo dự báo của VNDirect, ngành xi măng Việt Nam vẫn trong tình trạng dư cung lớn và phụ thuộc vào hoạt động xuất khẩu. Sản lượng xi măng và clinker xuất khẩu ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tiêu thụ toàn ngành, với 42% trong năm 2021, tăng mạnh so với mức 21% của năm 2016.

Sản lượng xuất khẩu tăng cao chủ yếu đến từ việc xuất khẩu clinker sang thị trường Trung Quốc. Việc tập trung bán bán thành phẩm, chi phí vận chuyển tăng cao và phụ thuộc lớn vào một thị trường khiến hiệu quả của hoạt động xuất khẩu là không cao trong thời gian qua.

Trong năm 2022, công suất toàn ngành dự kiến sẽ tiếp tục tăng 8% so với cùng kỳ và ngành bất động sản tại Trung Quốc chậm lại sẽ khiến cạnh tranh trong ngành ngày càng quyết liệt.

Đây cũng là những thách thức được Xi măng Bỉm Sơn chỉ ra trong tài liệu trình đại hội cổ đông thường niên 2022. Theo đó, nguồn cung xi măng trong nước dự kiến vào khoảng 107 triệu tấn, trong khi nhu cầu xi măng trong nước dự kiến 63 - 64 triệu tấn.

Thị trường xuất khẩu dự báo vẫn khó khăn do các nước nhập khẩu xi măng, clinker tiếp tục thực hiện chính sách bảo hộ sản xuất trong nước, hàng rào kỹ thuật thương mại, giá cước vận chuyển tăng cao…

VNDirect cũng nhận định, giá than tiếp tục duy trì ở mức cao do cuộc xung đột giữa Nga-Ukraine kéo dài hơn dự kiến, sẽ khiến biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp trong ngành suy giảm mạnh trong năm 2022.

Tuy nhiên, do mức nền của kết quả kinh doanh năm 2021 thấp (ảnh hưởng của giai đoạn giãn cách xã hội phòng chống Covid-19 kéo dài, khiến nhiều hoạt động xây dựng bị đóng băng, sức tiêu thụ kém) nên VNDirect cho rằng, lợi nhuận của doanh nghiệp ngành xi măng trong năm 2022 vẫn có khả năng tăng trưởng.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
7.60 (0.00%)
5.10 (0.00%)
3.60 -0.10 (-2.70%)
11.55 -0.10 (-0.86%)
2.50 +0.03 (+1.21%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả