Giá thép trong tuần: Hoa Sen, Formosa Hà Tĩnh tăng giá thép cuộn cán nóng
Trong 2 ngày 14 và 15/12, Tập đoàn Hoa Sen và Formosa Hà Tĩnh đã tăng giá các sản phẩm thuộc mặt hàng thép cuộn cán nóng (HRC).
Ở thị trường nội địa, mới đây, ngày 14/12, Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen gửi đi thông báo do giá nguyên liệu thép cán nóng (HRC) tăng mạnh, nên tăng giá tôn mạ, thép dày mạ kẽm, ống thép và các sản phẩm tôn 200.000 đồng/tấn trên phạm vi toàn quốc, mức giá trên chưa bao gồm 10% thuế VAT.
Tiếp đó, ngày 15/12, giá thép cuộn cán nóng HRC được Formosa Hà Tĩnh điều chỉnh tăng thêm 10%, tăng 55 USD/tấn đối với sản phẩm SAE 1006 HRC. Động thái tăng giá mặt hàng HRC của Formosa được thực hiện sau khi các nhà máy Trung Quốc điều chỉnh giá thép cuộn cán nóng HRC xuất khẩu.
Trước đó, các nhà xuất khẩu thép của Trung Quốc đã tăng giá bán thép cuộn cán nóng cho các đơn hàng xuất khẩu trong bối cảnh sản xuất tại nước này bị cắt giảm và giá bán nội địa tăng cao.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 11 vừa qua, nước ta đã xuất khẩu tổng cộng 587.100 tấn sắt thép các loại với trị giá 470,1 triệu USD.
Như vậy, so với tháng 10, xuất khẩu sắt thép đã tăng 10,4% về lượng và 8,2% về giá trị, đánh dấu tháng tăng đầu tiên cả về lượng và kim ngạch xuất khẩu sau nhiều tháng trượt dài.
So với tháng 10, xuất khẩu sắt thép đã tăng 10,4% về lượng và 8,2% về giá trị, đánh dấu tháng tăng đầu tiên cả về lượng và kim ngạch xuất khẩu sau nhiều tháng trượt dài.
Trước đó, kim ngạch xuất khẩu liên tục sụt giảm, thực hiện trong tháng 10 chỉ còn 367 triệu USD, trong khi tháng 9 đạt 458 triệu USD, tháng 8 đạt 462 triệu USD.
Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam (MXV) nhận định, mặc dù rủi ro vĩ mô vẫn còn tiềm ẩn, sau khi cuộc họp của Fed cho biết sẽ còn thực hiện các mức tăng lãi suất tiếp theo vào năm sau, song nhu cầu công nghiệp sẽ có xu hướng được cải thiện để hỗ trợ cho giá của những mặt hàng kim loại cơ bản.
Được biết, giá của nhóm kim loại cơ bản không được hỗ trợ quá nhiều bởi tin tức đến từ cuộc họp của Fed vừa qua.
Đối với thị trường quặng sắt, giá đã giảm ba phiên liên tiếp, một mặt do sức ép chốt lời bởi giá đã tăng hơn 40% kể từ đáy tháng 11.
Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ tiềm năng Trung Quốc đang tăng cường kích thích kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản khi quốc gia này đạt được trạng thái bình thường hoá, với dự báo của Goldman Sachs cho biết, Trung Quốc có thể mở cửa từ cuối quý I/2023.
Hàng loạt biện pháp kích thích kinh tế đang được Trung Quốc áp dụng, trong đó đặc biệt là hỗ trợ tín dụng cho lĩnh vực bất động sản. Hiện tại, việc các động thái nới lỏng Covid-19 và tăng cường kích thích kinh tế, căng thẳng trong thị trường trái phiếu trị giá 750 tỷ USD của Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng Evergrande vào cuối năm ngoái và rủi ro vỡ nợ hiện cũng đã bớt tiêu cực hơn trong ngắn hạn.
Việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng, bất động sản sẽ là yếu tố kích thích mạnh cho nhu cầu tiêu thụ nguyên vật liệu xây dựng như đồng, sắt thép và nhiều khả năng giá đồng sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm sau.
Khu vực châu Âu cũng tích cực chuyển đổi hạ tầng xanh. Do đó, nhu cầu kim loại cho nguyên vật liệu xây dựng, và các kim loại quý nhiều khả năng sẽ đón nhận lực mua tích cực hơn trong năm sau.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận