Giá rẻ + Tin đồn: Vnindex sẽ hồi đến đâu?
“Quả tạ đập vỡ” Vnindex? Cung tiền và trái phiếu
Chuỗi ngày sóng gió của Vnindex: Tính riêng năm 2022, Vnindex đã giảm hơn 35% từ đỉnh 1500 điểm về mốc 969 điểm. “Thổi bay” hàng trăm nghìn tỷ vốn hóa, từ mốc thanh khoản kỷ lục 2 tỷ đô về quanh 10k tỷ mỗi phiên.
Nếu nhìn từ năm 2005 đến nay, cung tiền chỉ tăng 6,5% - mức tăng thấp nhất trong lịch sử 20 năm vừa qua. Vấn đề nóng nổi vẫn là câu chuyện thị trường trái phiếu, gần như “đóng băng” khi không phát hành mới được. Đáo hạn trái phiếu hàng trăm nghìn tỷ là thách thức lớn → Vnindex giảm sâu với áp lực call margin và sau đó là force sell giải chấp.
Động lực của Vnindex hiện tại: Giá rẻ + Tin đồn
1. Giá rẻ
Tính đến ngày 4/11, VN-Index đang giao dịch ở mức PE 10.91 lần, tiệm cận mức thấp nhất trong 10 năm (10.34 lần) vào ngày 5/11/2012. Mức định giá này cũng gần về mức định giá mà VN-Index đã từng ghi nhận trong làn sóng Covid thứ nhất vào ngày 31/03/2022. Vnindex hiện tại 20/11/2022 đang giao dịch quanh mức trailing P.E 10,1 lần.
So với mức định giá trung bình 10 năm khoảng 16,06 lần và mức trung vị 10 năm 16,23 lần, mức định giá theo PE hiện tại của VN-Index rẻ nhất trong lịch sử.
Khối lượng giao dịch “khủng”: Ai là người mua - Ai là người bán?
Giá rẻ kích hoạt dòng tiền mua ròng của “cá mập” từ cuộc tháo chạy của NĐT cá nhân: Dòng tiền của ETF và “bàn tay vô hình phía sau”.
Dòng tiền ETF tiếp tục giải ngân mạnh mẽ trong tuần vừa qua, trở thành một trong các động lực nâng đỡ quan trọng tại nhóm trụ cột. Fubon ETF thu hẹp trạng thái giải ngân trong ngắn hạn tuy nhiên lực mua ròng vẫn mạnh mẽ tại nhiều quỹ ETF khác. Theo đó, các quỹ ETF đã mua ròng tổng cộng gần 192 tỷ đồng trong phiên thứ Sáu và hơn 1,85 nghìn tỷ đồng tính chung cả tuần qua. ETF mua ròng nhiều nhất trong tuần là VN Diamond ETF.
→ Dòng tiền lớn kết thúc đà rơi không thể là dòng tiền của NĐT cá nhân, chủ yếu đến từ “tay to” và các quỹ. Và cũng không phải dòng tiền nóng, áp lực vốn vay mà có thể kỳ vọng dòng tiền đầu tư giá trị mang tính lâu dài và bền vững.
2. Tin đồn: Chính phủ can thiệp
Đặc sản của TTCK Việt Nam mà không một sách vở nào có: Tin đồn.
Thị trường giảm do tin đồn xấu và ngược lại, thị trường hồi phục cũng do tin đồn tốt. Mặc dù chưa có một chính sách cụ thể rõ ràng chi tiết về việc tháo gỡ những khó khăn trên thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp nhưng việc lan truyền có sự can thiệp của Chính phủ đã hỗ trợ tâm lý cho NĐT.
Sức mua của NĐT cũng gia tăng, góp thêm yếu tố dòng tiền. Giá CP tăng mạnh thì sức mua tăng mạnh. Khi đó margin lại tăng lên.
Lái đã gom đủ hàng hay chưa - Bao lâu?
Góc nhìn cho trung và dài hạn: Khi tin xấu không thể nào xấu hơn. Vấn đề lớn về dòng tiền được khơi thông. Trái phiếu doanh nghiệp phát hành thêm “èo uột”, áp lực đáo hạn năm 2023. Xem chi tiết ở đây: Áp lực trái phiếu bất động sản giảm đáng kể, giá trị đáo hạn chỉ còn 21 nghìn tỷ đồng từ nay cuối năm.
Câu chuyện của đầu năm 2023 có thể sẽ dễ chịu hơn khi mà room tín dụng mới. Ở vị thế của tiền lớn, họ sẽ nhìn vào bối cảnh vĩ mô vài năm tới và gom dần làm nhiều lần để sở hữu “món hàng” ở giá hấp dẫn nhất. Xuân - hạ - thu đông, cần hàng THÁNG để gieo trồng, vun đắp mới có ngày hái quả.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận