24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Huyền My
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Giá khí lên cao nhưng cổ phiếu không còn hấp dẫn

Giá khí thế giới liên tục tăng trong thời gian qua là cơ sở để giới đầu tư tiếp tục đặt kỳ vọng vào nhóm cổ phiếu khí. Dù vậy, các chuyên gia từ SSI Research cho rằng định giá một số cổ phiếu ngành này đã không còn hấp dẫn.  

Giá khí thiên nhiên thế giới (natural gas) giao ngay tại Henry Hub đạt mức 6,3 USD/mmbtu vào đầu tháng 10 đã tăng 143% so với mức đầu năm 2021 và tăng 143% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức giá khí 6,3 USD/mmbtu cũng là mức cao nhất tính từ tháng 12/2008.

Theo nghiên cứu từ phía SSI Research, có nhiều nguyên nhân khiến giá khí thế giới tăng mạnh.

Đầu tiên, đó là nhu cầu phục hồi nhanh khi các nền kinh tế mở cửa trở lại. Theo đó, các nền kinh tế thế giới đang dần mở cửa trở lại, đặc biệt các khu vực kinh tế lớn như Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc sau tác động của biến thể Delta.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Châu Âu nhập khẩu khí chính từ Nga, Nauy (qua đường ống) và LNG từ Mỹ…. Nguồn khí dự trữ tại các cơ sở dự trữ của các công ty dầu khí của Nga như Gazprom ở Áo, Mỹ và Hà Lan vào ngày 28/9/2021 đã thấp hơn 75% so với mức trung bình 5 năm.

Trong khi đó, Châu Á chiếm 3/4 lượng LNG nhập khẩu toàn cầu. Với đà phục hồi của nền kinh tế, các nước châu Á đang cạnh tranh với châu Âu trong việc nhập khẩu LNG, chủ yếu từ Mỹ, đặc biệt là khi Châu Á trải qua một mùa hè khắc nghiệt, cũng như nhu cầu điện khí tại Trung Quốc tăng cao do nền kinh tế nước này mở cửa trước thế giới (nhập khẩu LNG của Trung Quốc đã tăng 26,5% trong nửa đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm ngoái).

Trong nửa đầu năm nay, Trung Quốc vượt Nhật trở thành nước nhập khẩu LNG nhiều nhất thế giới. Nhiều chuyến tàu LNG thay vì đi đến châu Âu thì đã chuyển hướng sang châu Á khi các nước ở khu vực này tăng cường tích trữ LNG. Tồn kho LNG tại các cảng nhập khẩu của châu Âu đang ở mức thấp nhất 3 năm, theo IEA chỉ đạt 7,2 tỷ bộ khối (tính từ tháng 4 đến tháng 9), giảm 18% so với mức cùng kỳ và 22% so với năm 2019.

Mỹ La-tinh cũng đã và đang trải qua thời tiết khô hạn khắc nghiệt, buộc họ phải tăng cường nhập khẩu gấp đôi LNG để bù đắp cho phần thủy điện thiếu hụt trong giai đoạn 2020 - nửa đầu năm 2021.

Yếu tố thứ hai khiến giá khí tăng cao là nguồn cung bị gián đoạn do thời tiết, COVID-19 và địa chính trị.

Theo đó, nguồn cung LNG từ Mỹ bị ảnh hưởng. Mỹ là quốc gia xuất khẩu LNG nhiều nhất thế giới. Khoảng 10% sản lượng khí của Mỹ được xuất khẩu hàng năm. Cuối tháng 8, bão Ida đã làm cho hơn 90% công suất sản xuất khí của Mỹ tại vịnh Mexico phải đóng cửa. Điều này đã làm cho sản lượng các sản phẩm lọc hóa dầu và khí từ Mỹ bị giảm sút trong nửa đầu tháng 9.

Thêm vào đó, nguồn cung LNG bị ảnh hưởng do các hoạt động bảo dưỡng lớn các cơ sở LNG kéo dài tại Úc, Nga, Quatar do Covid-19 hay vụ cháy cơ sở LNG của Nauy, khiến nguồn cung LNG sụt giảm trong ngắn hạn.

Các cơ sở LNG của Mỹ cũng như các nước Úc, Quatar gần như đã hoạt động tối đa công suất và thời gian để mở rộng hoặc xây dựng mới cần phải tính bằng một vài năm.

Bên cạnh đó, đầu tư cho hạ tầng đầu khí giảm mạnh trong những năm vừa qua do chu kì giá dầu/khí thấp và xu hướng chuyển sang năng lượng tái tạo. Do đó, nguồn cung khí sẽ khó để tăng mạnh trong ngắn hạn.

Về địa chính trị, Nga là nước có trữ lượng khí đốt lớn nhất thế giới. Hàng năm, Nga cung cấp đến khoảng gần 40% nhu cầu khí của châu Âu. Việc Nga hạn chế cung cấp khí cho thị trường châu Âu có liên quan đến dự án dòng chảy phương bắc, trong đó Nga muốn gây áp lực cho châu Âu để nhanh chóng thông qua dự án này và đưa vào hoạt động.

Từ các nguyên nhân kể trên, các chuyên gia từ SSI Research cho rằng giá khí sẽ tiếp tục ở mức cao trong quý IV, khi mùa đông sắp diễn ra ở bắc bán cầu và nhu cầu năng lượng tăng cao sau đại dịch. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân liên quan đến nguồn cung như tăng công suất chưa thể giải quyết nhanh.

Giá khí lên cao nhưng cổ phiếu không còn hấp dẫn

thị trường chứng khoán trong nước, giá khí thế giới liên tục tăng cao là động lực tăng trưởng cho nhóm cổ phiếu khí. Thống kê của Nhadautu.vn cho thấy, nhìn rộng ra từ đầu năm đến nay, tất cả các cổ phiếu khí đều tăng, trong đó đáng chú ý là PCG (+181,25%), MTG (+158,14%), TDG (+155,89%), PVG (+117,65%) là 4 mã tăng trên 100%. Ông lớn GAS cũng gây ấn tượng với mức tăng đạt 27,82%, đặc biệt tăng mạnh thời gian qua.

Dù vậy, SSI lưu ý rằng, giá khí thiên nhiên trong nước không sử dụng giá khí thế giới để làm cơ sở cho giá bán. Giá khí thiên nhiên mà Tổng công ty Khí Việt Nam (HOSE: GAS) và các đơn vị thành viên phân phối được dựa trên công thức sử dụng giá FO hoặc LPG làm cơ sở.

Trong thời gian gần đây, việc giá khí thiên nhiên thế giới tăng mạnh cũng thúc đẩy giá các nhiên liệu thay thế như FO, LPG tăng mạnh. Tuy nhiên, theo quan điểm của SSI, mức độ hưởng lợi và mức gia tăng về lợi nhuận nếu có sẽ không mạnh mẽ như mức tăng của giá khí thiên nhiên.

"Khi xem xét đến định giá của một số cổ phiếu, chúng tôi cho rằng định giá đã không còn hấp dẫn", SSI Research nhấn mạnh.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
31.55 +0.05 (+0.16%)
69.60 +0.30 (+0.43%)
14.90 +0.05 (+0.34%)
31.55 +0.20 (+0.64%)
6.80 (0.00%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả