menu 24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Giang Nguyễn
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

FPT Retail lấn sang mảng điện máy, 'cuộc đua' với MWG hứa hẹn lại nóng

Sau máy tính, điện thoại, dược phẩm, hai doanh nghiệp đầu ngành bán lẻ lại tiếp tục “so kè” trên thị trường điện máy.

Chuỗi bán lẻ sản phẩm công nghệ FPT Shop của CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail, mã FRT) vừa đồng loạt khai trương 10 cửa hàng điện máy trên toàn quốc. Trong đó, cửa hàng điện máy sẽ là một gian bên cạnh ngành hàng sản phẩm điện tử công nghệ (ICT).

Các cửa hàng mới có quy mô tương đối lớn với diện tích hơn 200m2/cửa hàng. FPT Retail cũng hợp tác chiến lược với 30 thương hiệu điện máy, gia dụng lớn như Samsung, LG, Casper, Toshiba, Xiaomi, Daikin, TCL, Aqua, Sharp, Midea, Hisense... để phân phối sản phẩm. Công ty dự kiến nâng tổng số cửa hàng điện máy lên 50 điểm trong năm 2024.

Đối thủ trên thị trường bán lẻ

Động thái mới của FPT Retail diễn ra sau giai đoạn tái cơ cấu chuỗi FPT Shop và có phần “ưu ái” nguồn lực phát triển cho chuỗi nhà thuốc Long Châu. Việc mở rộng sang ngành hàng điện máy cũng khiến sự cạnh tranh giữa FPT Retail và Thế giới Di động (mã MWG) thêm gay cấn. Hai doanh nghiệp bán lẻ này vốn đã “rượt đuổi” nhau ở lĩnh vực bán lẻ công nghệ (ICT) và dược phẩm.

Trong đó, ICT là lĩnh vực mà hai bên đầu tư mạnh mẽ và đóng góp lớn cho sự tăng trưởng kết quả kinh doanh. Tuy nhiên những năm gần đây, thị trường điện thoại, máy tính bão hoà dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt và không còn đủ sức hấp dẫn để các doanh nghiệp bất chấp lao vào tranh giành thị phần.

Đỉnh điểm là khi nền kinh tế bước vào giai đoạn khó khăn hậu Covid-19 và sức nóng “lạm phát” phả vào bữa ăn mỗi gia đình. Đầu năm 2023, Thế giới Di động tuyên bố tham gia vào “cuộc chiến giá rẻ” và sẽ khiến các đối thủ phải “rên xiết” trong thời gian dài. Sau đó, thị trường bán lẻ ICT càng thêm khó khăn khi các doanh nghiệp phải hi sinh lợi nhuận để bảo toàn thị phần.

Tuy nhiên sau giai đoạn cạnh tranh gay gắt đó, cả Thế giới Di động và FPT Retail đều tự nhận ra phải tìm hướng đi mới để duy trì tăng trưởng. Hai doanh nghiệp đều tái cấu trúc và thu hẹp chuỗi bán lẻ ICT. Tại thời điểm cuối tháng 6/2024, chuỗi Thế giới di động (bao gồm Topzone) của MWG còn 1.046 cửa hàng, giảm 24 cửa hàng so với cuối tháng 5/2024 và giảm 134 cửa hàng so với thời điểm cuối tháng 6/2023.

Tương tự, chuỗi FPT Shop của FPT Retail đã đóng 113 cửa hàng trong nửa đầu năm 2024, đưa số cửa hàng này xuống 642 cửa hàng tại thời điểm cuối tháng 6/2024.

MWG và FRT cũng là đối thủ trong lĩnh vực dược phẩm khi MWG sở hữu chuỗi nhà thuốc An Khang còn FRT phát triển chuỗi nhà thuốc FPT Long Châu. Tuy nhiên với sự đầu tư mạnh mẽ và tập trung, FPT Long Châu đã nhanh chóng bỏ xa An Khang. Thế giới Di động cũng không cố chấp với “cuộc đua” này mà chuyển sang dồn lực cho “con cưng” Bách hoá Xanh. Đây là chuỗi bán lẻ thực phẩm đã được MWG phát triển từ năm 2017 nhưng gần đây mới thực sự được coi trọng.

Ngành điện máy cũng đã bước vào giai đoạn bão hoà

Trở lại với mảng điện máy (CE) và đồ gia dụng, hiện đây vẫn là sân chơi của những hệ thống lớn như Media Mart, Điện máy Xanh, Điện máy Chợ Lớn, HC và Nguyễn Kim. Trong đó, MWG với 2.093 cửa hàng Điện máy Xanh tại thời điểm cuối quý 2/2024. Tuy nhiên chuỗi cũng đã thu hẹp về quy mô khi giảm 196 cửa hàng so với cách đây một năm.

Trong báo cáo phân tích triển vọng ngành bán lẻ ICT/CE phát hành hồi tháng 6 vừa qua, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng, các sản phẩm máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại, điều hòa, tủ lạnh, máy giặt, ti vi đang bước vào giai đoạn bão hòa, thể hiện bằng tỷ lệ thâm nhập cao và doanh số bán hàng trì trệ.

FPT Retail lấn sang mảng điện máy, 'cuộc đua' với MWG hứa hẹn lại nóng

Tỷ lệ thâm nhập ngành CE tại Việt Nam (% trên tổng hộ gia đình). Nguồn: VDSC

Theo VDSC, tỷ lệ thâm nhập ICT/CE tại Việt Nam gần đạt đến mức trần hoặc tương đối cao so với các nước ở Đông Nam Á. Điều đó có nghĩa là các lĩnh vực này dự báo chỉ đạt mức tăng trưởng một con số nhờ sự hỗ trợ của xu hướng cao cấp hóa (sự gia tăng của tầng lớp trung lưu ở Việt Nam) cùng với chu kỳ thay thế (2-4 năm đối với các sản phẩm ICT, 4 -9 năm đối với CE) trong trung hạn sau pha tăng trưởng mạnh 2013-2023.

Mặt khác, thói quen tiêu dùng thay đổi nhanh chóng từ cửa hàng (offline) sang trực tuyến (online) gây tổn hại lớn cho các nhà bán lẻ ICT/CE chủ yếu phụ thuộc vào chuỗi cửa hàng vật lý như MWG, FRT. Mặc dù các doanh nghiệp cũng bắt đầu chuyển đổi mô hình kinh doanh sang phụ thuộc nhiều hơn vào online nhưng VDSC cho rằng MWG, FRT khó vượt qua các nền tảng thương mại điện tử nếu không “đốt” một khoản tiền khổng lồ để xây dựng lợi thế quy mô.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
68.00 +0.10 (+0.15%)
182.40 -0.10 (-0.05%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả