ĐHĐCĐ HBC: Chủ tịch Lê Viết Hải nói về rủi ro mâu thuẫn thượng tầng
Chiều ngày 27/06/2023, CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HOSE: HBC) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2023 nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh cũng như bầu bổ sung thành viên HĐQT cho nhiệm kỳ 2022 - 2024.
Khi nào có BCTC kiểm toán 2022 và khắc phục được tình trạng cổ phiếu hạn chế giao dịch?
Năm nay là năm khó khăn của thị trường bất động sản nên đơn vị kiểm toán chú trọng rất nhiều về khả năng thanh toán của các chủ đầu tư hợp tác với HBC. Tổng nợ gốc 680 tỷ nợ thu theo thi hành án là 1,000 tỷ đồng, hiện đã thu được 500 tỷ đồng.
Một số dự án đã khởi công nhưng không thể tiếp tục do vấn đề của chủ đầu tư nên đơn vị kiểm toán cần thời gian để xác định khối lượng công việc HBC đã làm để ghi nhận doanh thu.
Theo quy định của UBCKNN là 6 tháng nên dự kiến là ngày 17/11 cổ phiếu HBC sẽ trở lại bình thường.
Liên danh Hoa Lư tự tin bao nhiêu phần trăm sẽ thắng thầu sân bay Long Thành?
Tại sao năm 2022 HBC lỗ hơn 2,572 tỷ đồng?
Thứ hai là về lãi suất, lãi suất tăng liên tục dẫn đến chi phí lãi vay tăng mạnh, trong khi đó HBC lại có đòn bẩy khá cao dẫn đến chịu nhiều ảnh hưởng. HBC sẽ hướng tới việc giảm tỷ lệ đòn bẩy trong thời gian tới.
Tại sao giao dịch HBC nhận chuyển nhượng 7,000 m2 đường Phan Văn Hớn, quận 12 từ ông Lê Viết Hải đã xảy ra hồi năm 2020 nhưng đến năm 2023 mới công bố nghị quyết?
Là Thành viên HĐQT độc lập, mời ông Nguyễn Tường Bảo đánh giá về sự minh bạch của HĐQT HBC?
Mặt khác, kế hoạch tái cấu trúc có cơ sở khá chắc chắn, chúng ta nên tập trung thực hiện định hướng này.
Kế hoạch kinh doanh của HBC được xây dựng trên cơ sở nền kinh tế khởi sắc nhưng nếu ngược lại thì sẽ như thế nào?
Chủ tịch HBC nói về rủi ro mâu thuẫn thượng tầng
Tại sao hàng loạt nhân sự cấp cao nghỉ việc? HBC làm gì để đề phòng rủi ro về nhân sự, mâu thuẫn thượng tầng?
Một số nhân sự gặp phải áp lực công việc khi nhà thầu phụ không hài lòng khi HBC thiếu hụt về tài chính nên đã xin thôi việc.
Tuy nhiên, các nhân sự đã nghỉ vẫn mong muốn quay trở lại HBC khi tình hình tài chính của Công ty tốt hơn.
Về xung đột thượng tầng, đây là vấn đề xuất phát từ cách quản lý của tôi đó là sẵn sàng đưa những người có năng lực, trình độ, cùng tầm nhìn, cùng hoài bão về Tập đoàn để thực hiện mục tiêu chiến lược của HBC. Mục tiêu những năm vừa qua là đưa HBC ra thị trường quốc tế.
Dù những bước đi ban đầu chưa thành công nhưng chúng tôi đã có được 1 số đối tác tiềm năng ra nước ngoài. Tôi tin là trong thời gian tới khi giải quyết được các vấn đề, mục tiêu này có thể thực hiện được.
Tôi đã có phần chủ quan về việc tỷ lệ thành viên HĐQT đứng về phe nào tôi không quan tâm. HBC có đến 4 thành viên HĐQT trong 8 thành viên, tương ứng 50%, cao hơn nhiều so với các công ty niêm yết khác. Tuy nhiên, chính về việc này, khi có xung đột lợi ích, kéo bè kéo cánh, tôi không thể kiểm soát được.
Theo đó, để kiểm soát thượng tầng tốt hơn, cần gắn vốn đầu tư từ thành viên HĐQT vào lợi ích của công ty. Đây là bài học tôi rút ra được.
Chia sẻ về định hướng năm 2023, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc HBC ông Lê Viết Hiếu chia sẻ Công ty sẽ tăng nguồn thu từ hạ tầng - tăng vốn đầu tư cho CTCP 479 Hòa Bình để thúc đẩy phát triển thị công các dự án hạ tầng; đồng thời, thay đổi mô hình hoạt động và cấu trúc chi phí hướng đến tối thiểu hóa định phí và tối đa hóa biến phí.
Đối với các dự án dừng triển khai do pháp lý, HBC sẽ hỗ trợ chủ đầu tư tháo gỡ bằng cách tổ chức các buổi hội nghị để gửi kiến nghị đến cơ quan Nhà nước. HBC sẽ đẩy mạnh tổ chức hội thảo để tháo gỡ cho ngành bất động sản.
Về mục tiêu doanh thu 12,500 tỷ đồng, ông Hiếu cho biết dự kiến sẽ có 7,500 tỷ đồng ghi nhận từ backlog; 2,000 tỷ đồng từ hợp đồng mới; 1,300 tỷ đồng từ xuất khẩu VLXD; 500 tỷ đồng từ công ty con và 1,150 tỷ đồng còn lại đến từ nguồn thu khác.
Về chỉ tiêu trúng thầu, HBC đặt mục tiêu giá trị trúng thầu trong năm 2023 đạt 17,000 tỷ đồng.
So với kế hoạch dự kiến trước ngày đại hội, ngay tại ĐHĐCĐ diễn ra, HBC điều chỉnh kế hoạch doanh thu và lợi nhuận tăng lên lần lượt 12,500 tỷ đồng (trước đó dự trình 7,500 tỷ đồng) và 125 tỷ đồng (trước đó dự kiến 100 tỷ đồng).
Kế hoạch huy động 3,288 tỷ đồng
HBC dự kiến phát hành hơn 4.6 triệu cp ESOP theo phương án được ĐHĐCĐ 2020 thông qua. Tuy nhiên, ban lãnh đạo Công ty đề xuất sẽ không thực hiện do tình hình không thuận lợi. Mặt khác, do năm 2022 không có lợi nhuận nên HBC cũng sẽ không phát hành quyền mua cổ phiếu.
Ở diễn biến khác, HBC lên kế hoạch phát hành riêng lẻ 274 triệu cp cho nhà đầu tư chiến lược và nhà nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp nhằm huy động nguồn vốn để bổ sung vốn lưu động cũng như xử lý các khoản nợ (hoán đổi nợ với đối tác, thanh toán nợ vay từ phát triển dự án).
Giá phát hành sẽ do HĐQT quyết định nhưng sẽ không thấp hơn 12,000 đồng/cp. Nếu đượt chào bán diễn ra thành công, HBC có thể thu về ít nhất 3,288 tỷ đồng.
“Thay máu” HĐQT
Tại Đại hội, HĐQT HBC sẽ chứng kiến sự “thay máu” mạnh mẽ khi miễn nhiệm 5/8 thành viên trong HĐQT nhiệm kỳ 2022 - 2024 hiện tại. Cùng với đó, HBC cũng đề xuất giảm số lượng thành viên HĐQT từ 8 xuống còn 6, trong đó có 2 thành viên độc lập, 2 thành viên không điều hành.
Danh sách thành viên HĐQT sẽ miễn nhiệm tại ĐHĐCĐ thường niên 2023 Nguồn: HBC |
Nhằm đảm bảo đủ số lượng thành viên HĐQT, ông Lê Viết Hải với tư cách là cổ đông lớn đã đề cử hai cá nhân gồm Tổng Giám đốc HBC Lê Văn Nam, Giám đốc Công ty TNHH Sài Gòn Queen Hotel – bà Nguyễn Thị Lượt và Luật sư thuộc Công ty Luật TNHH ALB & Partners – bà Vũ Thị Hòa.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận