Lĩnh vực: Tài chính
Giải thích thuật ngữ
Vốn lưu động
Vốn lưu động (vốn lưu động ròng) là khoản chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn (tiền, tương đương tiền, các khoản phải thu, tồn kho … ) và nợ ngắn hạn liên quan đến hoạt động (các khoản phải trả … ). Vốn lưu động dùng để đo khả năng thanh khoản của công ty. Trong công thức vốn lưu động, các khoản nợ và tài sản đều là nợ, tài sản liên quan đến hoạt động kinh doanh (không bao gồm nợ và tài sản liên quan đến hoạt động tài chính, đầu tư ... ) như tồn kho, các khoản phải trả, chi phí lũy kế.
Vốn lưu động dùng để do tính thanh khoản, hiệu quả hoạt động và sức khỏe tài chính của công ty trong ngắn hạn. Những công ty có vốn lưu động dương có nhiều tiềm năng để phát triển, trong khi đó các công ty có vốn lưu động âm có thể sẽ gặp khó khăn trong ngắn hạn khi thực hiện các nghĩa vụ nợ và thậm chí có thể phá sản.
Công ty có vốn lưu động âm nếu tài sản ngắn hạn nhỏ hơn tài sản dài hạn.
Vốn lưu động dương cho thấy công ty có thể vừa lo cho hoạt động kinh doanh hiện tại và đầu tư cho tương lai.
Tuy nhiên vốn lưu động cao không phải lúc nào cũng tốt, đó có thể là dấu hiệu cho thấy công ty đang có quá nhiều hàng tồn kho hoặc đang sở hữu lượng tiền mặt quá lớn và không có phương án đầu tư.