Tìm mã CK, công ty, tin tức
Đọc nhiều
Bình luận nhiều
Trong bối cảnh giá trị hàng tồn kho bất động sản giảm nhẹ sau 9 tháng đầu năm thì của để dành của các doanh nghiệp bất động sản không những không tăng mà còn giảm mạnh.
Theo thống kê của VietstockFinance từ 103 doanh nghiệp bất động sản (BĐS) trên sàn HOSE, HNX và UPCoM, tổng giá trị hàng tồn kho tính đến thời điểm 30/09/2023 đạt gần 449 ngàn tỷ đồng, giảm 3% so với đầu năm.
Hàng tồn kho giảm, cứ ngỡ doanh nghiệp bán được hàng; tuy nhiên, tổng giá trị của để dành (người mua trả tiền trước và doanh thu chưa thực hiện) của 103 doanh nghiệp trên lại giảm đến 24%, còn chỉ hơn 164 ngàn tỷ đồng.
Doanh nghiệp có mức giảm của để dành bất ngờ nhất có lẽ là CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HOSE: PDR) khi giá trị vào cuối tháng 9 chỉ xấp xỉ 7 tỷ đồng, trong khi đầu năm có gần 1,243 tỷ đồng. PDR cho biết, nguyên nhân là do không còn ghi nhận khoản trả trước từ Công ty TNHH Bất động sản Vega 938 tỷ đồng và từ dự án khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội 298 tỷ đồng. Trước đó, vào giữa năm, PDR vẫn còn khoản trả trước tại dự án Nhơn Hội gần 193 tỷ đồng.
Với CTCP Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (HNX: NDN), Công ty có khoản khách hàng trả trước hơn 454 tỷ đồng hồi đầu năm cho dự án khu phức hợp Monarchy - Block B. Tuy nhiên, do gần như không còn hoạt động kinh doanh BĐS trong những quý vừa qua nên NDN không ghi nhận số tiền trả trước cho dự án mới. Hệ quả là của để dành chỉ còn 113 tỷ đồng (giảm 75%) vào cuối tháng 9, chủ yếu vẫn từ dự án Monarchy - Block B.
10 doanh nghiệp có của để dành giảm nhiều nhất sau 9 tháng (Đvt: Tỷ đồng)
Ngược lại với các doanh nghiệp trên, vẫn có nhiều doanh nghiệp tăng của để dành sau 9 tháng, thậm chí tăng bằng lần. Tiêu biểu là 3 doanh nghiệp: CTCP Xây dựng và Giao thông Bình Dương (HOSE: BCE), CTCP Tập đoàn EverLand (HOSE: EVG) và CTCP Thế Kỷ 21 (UPCoM: C21) khi đầu năm có chưa đến 1 tỷ đồng thì vào cuối tháng 9, giá trị của để dành của BCE và C21 đã lên hàng chục tỷ đồng, EVG vượt hơn 100 tỷ đồng.
Một doanh nghiệp đáng chú ý khác cũng có của để dành tăng mạnh là CTCP Tập đoàn Real Tech (HNX: KSF) khi ghi nhận hơn 2.2 ngàn tỷ đồng, gấp 2.4 lần đầu năm. Khoản chênh lệch này chủ yếu từ hơn 1 ngàn tỷ đồng tiền khách hàng trả trước mua căn hộ thuộc dự án Sunshine Golden River. Ngoài ra, tiền trả trước cho dự án Sunshine City Sài Gòn cũng tăng từ 403 tỷ đồng lên 898 tỷ đồng.
10 doanh nghiệp có của để dành tăng nhiều nhất sau 9 tháng (Đvt: Tỷ đồng)
Xét về độ lớn, 2 doanh nghiệp “họ Vin” là Tập đoàn VINGROUP - CTCP (HOSE: VIC) và CTCP Vinhomes (HOSE: VHM) vẫn dẫn đầu thị trường với lần lượt hơn 55.4 ngàn tỷ đồng và xấp xỉ 40 ngàn tỷ đồng. Tuy nhiên, con số này giảm 32% và 37% so với đầu năm. Theo sau là CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (HOSE: NVL) với gần 17.9 ngàn tỷ đồng, tăng 12%.
10 doanh nghiệp có của để dành lớn nhất tại thời điểm 30/09/2023 (Đvt: Tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinance
“Ông lớn” khu công nghiệp Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (HOSE: BCM) ghi nhận của để dành giảm 10%, về 4 ngàn tỷ đồng, phần chênh lệch chủ yếu từ việc các khoản ứng trước của khách hàng mua BĐS giảm, trong khi lãi nội bộ đất chuyển nhượng chờ hoàn lại giữ nguyên ở mức 594 tỷ đồng.
Ngược lại, 1 thành viên trong hệ thống của BCM là CTCP Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên (UPCoM: NTC) có của để dành tăng 4%, lên gần 3.2 ngàn tỷ đồng. Phần tăng thêm chủ yếu từ khoản trả tiền trước của 2 doanh nghiệp: Công ty TNHH Gỗ Sâm Thành và CTCP Trần Đức. Trong khi đó, doanh thu chưa thực hiện từ việc cho thuê đất khu công nghiệp của NTC lại giảm gần 2%, còn gần 3,023 tỷ đồng.
Cũng không quá ngạc nhiên khi hầu hết doanh nghiệp có giá trị của để dành lớn ở thời điểm hiện tại đều là “ông lớn” trong ngành.
Của để dành của 10 doanh nghiệp có tổng tài sản lớn nhất tại thời điểm 30/09/2023 (Đvt: Tỷ đồng)
Tổng lượng tiền mặt đang nắm giữ giảm gần 25%
Không chỉ hàng tồn kho, tổng lượng tiền đang nắm giữ (tiền mặt và tiền gửi ngắn hạn) của 103 doanh nghiệp BĐS giảm 25%, còn gần 72 ngàn tỷ đồng. Các doanh nghiệp có tiền nhiều nhất là những cái tên quen thuộc như bộ 3 “họ Vin” gồm VIC, VHM và CTCP Vincom Retail (HOSE: VRE); tiếp đó là 2 doanh nghiệp nhà ở CTCP Đầu tư Nam Long (HOSE: NLG) và NVL; còn lại phần lớn là doanh nghiệp BĐS khu công nghiệp như Tổng CTCP Phát triển Khu Công nghiệp (UPCoM: SNZ), Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (HOSE: KBC) và NTC.
Top 10 doanh nghiệp nắm giữ tiền mặt nhiều nhất tại 30/09/2023 (Đvt: Tỷ đồng)
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường