Cổ phiếu ngành thủy sản có gì hấp dẫn?
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ hồi phục dần trong năm 2024 và khả quan hơn vào nửa cuối năm?
I. Lịch sử ngành thuỷ sản ở Việt Nam
65 năm hình thành và phát triển ( 1959 -> 2024 ), ngành thuỷ sản đã có bước bứt phá mạnh mẽ, trở thành một trong những trụ cột chính của sản xuất nông nghiệp. Tiếp nối trang sử hào hùng, toàn ngành đang tiếp tục phát triển và hội nhập ngày một sâu rộng hơn nữa trên trường quốc tế
Trong hơn 10 năm trở lại đây, ngành Thủy sản đã có những bước phát triển nhanh và ổn định, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. Tỷ trọng của thủy sản trong khối nông, lâm và ngư nghiệp và trong nền kinh tế quốc dân tăng dần qua các năm. Ngành thủy sản đã trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn, tham gia xoá đói giảm nghèo, cải thiện cuộc sống của cộng đồng cư dân không chỉ vùng nông thôn ven biển, mà cả ở các vùng núi, trung du và Tây nguyên. Sự hiện diện dân sự của tàu thuyền khai thác hải sản trên biển đã đóng góp vào việc giữ gìn an ninh, bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo của Tổ quốc.
II. Chuỗi giá trị ngành
Chuỗi giá trị ngành thuỷ sản có sản xuất khép kín đã đóng vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp thủy sản. Doanh nghiệp có hoạt động sản xuất càng khép kín thì khả năng tự chủ nguồn nguyên liệu và hiệu quả kinh doanh càng cao. Ngược lại, doanh nghiệp càng ít khép kín thì phải phụ thuộc vào bên ngoài nhiều hơn, sẽ dễ dẫn đến bị động trong sản xuất, giảm hiệu quả kinh doanh.
Với nhu cầu phát triển và đòi hỏi chất lượng ngày càng cao, hoạt động của ngành thủy sản cần có sự tham gia của một số tổ chức tài chính và các cơ quan kiểm định chất lượng thủy sản, điều này đã làm mối quan hệ giữa các chủ thể trong ngành ngày càng chặt chẽ hơn.
III. SẢN XUẤT THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM
Các tỉnh dẫn đầu về nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam
Dưới đây là danh sách các tỉnh dẫn đầu về nuôi trồng thuỷ sản tại Việt Nam dựa trên tiêu chí sản lượng, diện tích và giá trị kinh tế:
1.Về sản lượng
a,Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Đây là khu vực có sản lượng NTTS cao nhất cả nước, với các tỉnh tiêu biểu như:
Cà Mau: Nổi tiếng với diện tích nuôi tôm sú, cá tra, basa rộng lớn, đạt sản lượng cao nhất cả nước.
Kiên Giang: Vùng đất “đầu tàu” về nuôi tôm thẻ chân trắng, chiếm thị phần lớn trong xuất khẩu thủy sản.
Bạc Liêu: Nổi tiếng với các đặc sản như cua ghẹ, tôm sú, cá tra, basa.
An Giang: Vùng nuôi trọng điểm cá tra, basa, lóc, rô phi với sản lượng lớn và chất lượng cao.
b, Vùng Đồng bằng sông Hồng: Vùng này cũng có sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đáng kể, với các tỉnh nổi bật như:
Nam Định: Nổi tiếng với nuôi cá rô phi, cá lóc, cá chép, có sản lượng cao và chất lượng tốt.
Thái Bình: Vùng nuôi trọng điểm cá rô phi, cá lóc, cá chép với quy mô sản xuất lớn.
Hải Dương: Nổi tiếng với nuôi cá rô phi, cá lóc, cá chép, có sản lượng cao và thị trường tiêu thụ rộng khắp.
2. Về diện tích
3. Về giá trị kinh tế
Nhìn chung, các tỉnh dẫn đầu về nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam đều sở hữu những lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh nghiệm sản xuất và chính sách hỗ trợ. Nhờ đó, ngành nuôi trồng thuỷ sản ở những địa phương này không ngừng phát triển, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế – xã hội của cả nước.
IV. Tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam ( Số liệu gần nhất Quý I/2024 )
Sau khi sụt giảm liên tục trong nửa cuối năm 2023, sang quý I/2024, Xuẩt khẩu thủy sản của Việt Nam đã có tín hiệu hồi phục nhẹ với mức tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 2 tỷ USD. Xuất khẩu bứt phá mạnh mẽ vào tháng 1 là giai đoạn trước Tết Nguyên đán, nhưng có chiều hướng chững lại trong tháng 2 và tháng 3.
Nguồn VSASEP (hệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam)
Thời điểm hiện tại Mỹ và Trung Quốc là 2 thị trường quyết định sự tăng trưởng của thủy sản Việt Nam trong 2 năm gần đây. Trong quý I, Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc và Mỹ đều tăng khả quan nhờ nhu cầu tăng cho dịp Tết nguyên đán.
Về Xuất khẩu tôm, cua và cá ngừ có doanh số tăng trưởng tốt trong quý I và có triển vọng tích cực hơn trong năm nay. Trong khi đó, xuất khẩu cá tra vẫn giảm nhẹ so với cùng kỳ. Các mặt hàng khác như mực, bạch tuộc, chả cá, surimi và một số loài cá biển vẫn chưa có tín hiệu tốt trong quý đầu năm nay.
V. Xu hướng thị trường và dự báo xuất khẩu thủy sản năm 2024
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đưa ra 9 nhận định về xu hướng thị trường và dự báo xuất khẩu thủy sản năm 2024.
Hệ lụy, chi phí vận tải tăng, các giá sản phẩm đầu vào cho nuôi trồng, chế biến thủy sản tăng. Cũng có thể gây ra cơn lốc lạm phát mới ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ thủy sản trong năm 2024. Theo đó, chu kỳ giảm giá nhiều loài thủy sản có thể vẫn tiếp diễn tới hết nửa đầu năm 2024.
VI. Kết luận
Cuối cùng chúng tôi dự báo xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ hồi phục dần trong năm 2024 và khả quan hơn vào nửa cuối năm. Với sự thích nghi, điều chỉnh bối cảnh thị trường, dự đoán các doanh nghiệp thủy sản sẽ giúp doanh số xuất khẩu của ngành hồi phục trở lại mức 9,5-10 tỷ USD năm 2024. Trong đó, ngành tôm hướng tới mục tiêu 4 tỷ USD, cá tra đạt khoảng 1,9 tỷ USD, còn lại là các mặt hàng hải sản dự báo thu về khoảng 3,6-3,8 tỷ USD.
Note: Bài viết tiếp theo mình sẽ cập nhật rà soát những doanh nghiệp top đầu ngành thủy sản. Quý anh chị nhà đầu tư ấn theo dõi tài khoản mình để đón đọc bài viết tiếp theo nhé.
Hoàng Tôn
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận