Cơ hội đầu tư sau lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ
Ấn Độ chiếm hơn 40% lượng gạo xuất khẩu của thế giới (Ảnh), nhiều hơn tổng xuất khẩu của 4 nước xuất khẩu gạo lớn tiếp theo cộng lại (Thái Lan, Việt Nam, Pakistan và Mỹ) -> mất nguồn cung này chắc chắn giá gạo thế giới sẽ tăng mạnh.
Câu hỏi tiếp theo là cấm trong bao lâu và những ai sẽ được hưởng lợi?
- Để trả lời câu hỏi trên thì chúng ta cần hiểu lý do đằng sau lệnh cấm, đó là vì Ấn Độ lo thiếu hụt sản lượng làm tăng giá gạo trong nước dẫn đến lạm phát và an ninh lương thực, do mùa mưa đến muộn gây thiếu nước đến tận giữa tháng 6, sau đó lại mưa quá lớn gây thiệt hại mùa màng. Mà nông dân Ấn Độ trồng lúa 2 vụ trong một năm, vụ hè bắt đầu trồng từ tháng 6 chiếm hơn 80% tổng sản lượng nhưng lại đang bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Do đó sau lệnh cấm này, nguồn cung trong nước của Ấn Độ chắc chắn sẽ hồi phục nhanh, tuy nhiên để đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu để mở cửa trở lại (bỏ lệnh cấm) thì nhiều khả năng sẽ phải đợi 6 tháng - 1 năm, ít nhất cho đến vụ trồng lúa tiếp theo để sản lượng quay lại mức bình thường (nếu thời tiết ko tiếp tục tiêu cực hơn).
- Tuy nhiên vì vấn đề an ninh lương thực thế giới nên Ấn Độ cũng sẽ bị áp lực từ thế giới vì lệnh cấm này -> 1 yếu tố ảnh hưởng đến thời hạn lệnh cấm -> theo dõi.
- Hiện tại, các nước xuất khẩu gạo khác sẽ hưởng lợi (trong đó có Việt Nam). Với Việt Nam, bên cạnh hưởng lợi từ giá gạo xuất khẩu tăng, các doanh nghiệp gạo cũng hưởng lợi từ giá gạo trong nước tăng (vì Việt Nam cũng nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ, do đó khi thiếu nguồn cung từ Ấn Độ thì người mua sẽ phải mua các sản phẩm thay thế trong nước, từ đó làm tăng giá gạo trong nước).
*** Group thảo luận thị trường: https://bom.so/cJGhfC
Theo dõi người đăng bài
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường