Tìm mã CK, công ty, tin tức
Đọc nhiều
Bình luận nhiều
VinFast mới đây đưa ra cam kết về việc cung ứng linh kiện, phụ tùng thay thế trong tối đa 24 giờ tại Việt Nam.
Cam kết chưa từng có tại Việt Nam
Mới đây, VinFast đã đưa ra thông báo về thời gian cam kết cung cấp linh kiện, phụ tùng chính hãng tại thị trường Việt Nam. Cụ thể hơn, VinFast cho biết rằng kể từ sau ngày 1/9 tới, tổng thời gian hãng cung cấp linh kiện, phụ tùng chính hãng phục vụ sửa chữa theo chế độ hậu mãi sẽ chỉ còn tối đa 24 giờ.
Cam kết này dành riêng cho ô tô điện của hãng tại thị trường Việt Nam, đồng thời cũng là cam kết đầu tiên xuất hiện trên thị trường nước ta.
Bên trong xưởng dịch vụ của VinFast.
VinFast cho biết rằng hãng đã "đã đầu tư hệ thống kho trung chuyển tại các vùng miền trên khắp cả nước, đồng thời thiết lập quy trình vận hành tối ưu, kết nối liên thông giữa nhà máy, tổng kho, các kho trung chuyển và xưởng dịch vụ" để có thể thực hiện được như cam kết.
VinFast cũng cho rằng cam kết mới nhất của hãng là minh chứng cho triết lý ""Đặt khách hàng làm trọng tâm", cũng là lời khẳng định với 3 giá trị cốt lõi hãng đặt ra, là "Xe tốt - Giá tốt - Chính sách hậu mãi cực tốt".
Đây cũng được xem là lời tái khẳng định rằng VinFast sẽ đồng hành trong công cuộc chuyển đổi sang sử dụng xe điện mà ở đó người dùng Việt có được sự thuận tiện và hài lòng tối đa.
Cam kết này lần đầu thấy tại Việt Nam.
Thông báo cũng nêu rằng hệ thống phân phối toàn quốc của hãng đã được mở rộng thêm đáng kể với sự tham gia của nhiều đơn vị, trong đó có nhiều đơn vị chuyển từ kinh doanh xe sử dụng động cơ đốt trong sang. Tới cuối năm nay, hệ thống showroom đại lý, xưởng dịch vụ chính hãng chính hãng sẽ có tới gần 150 điểm trên toàn quốc, sẽ trở thành mạng lưới lớn nhất Việt Nam.
Bên cạnh mạng lưới đại lý phủ khắp, VinFast cũng đang là đơn vị có quyền tiếp cận với hệ thống trạm sạc lớn nhất với khoảng 150.000 cổng sạc tại đủ 63 tỉnh thành.
Tảng băng chìm
Cam kết về việc cung cấp linh kiện, phụ tùng chính hãng trong vòng 24 giờ tại Việt Nam được nhìn nhận là một chiến lược táo bạo.
Cam kết này có được không chỉ liên quan đến chiến lược sản xuất và phân phối, mà câu chuyện lớn hơn đằng sau còn liên quan đến thượng nguồn - từ khai thác, cung cấp nguyên liệu thô đến việc cung ứng để nhà sản xuất làm ra thành phẩm (trung nguồn) và chuyển tới tay khách hàng (hạ nguồn).
Hàng dài xe của Ford chờ linh kiện hồi tháng 5/2021 vì đứt gãy chuỗi cung ứng. Ảnh: Pat and Mike Roeder
Cam kết của VinFast được đánh giá cao là bởi cam kết được đặt trong bối cảnh chuỗi cung ứng trên thế giới từng bị ảnh hưởng rất nặng, nhất là trong giai đoạn Covid-19 bùng nổ.
Cuối năm 2019, dịch Covid-19 nổ ra khiến nhu cầu mua xe trên toàn thế giới sụt giảm. Song, mô tả một cách hình tượng thì đây giống như khoảng lặng trước cơn bão mà khi nó nổ ra, các nhà sản xuất toàn cầu vẫn đang phải gánh hậu quả; minh chứng rõ nhất là vấn đề thiếu chíp bán dẫn cũng từng khiến VinFast phải đẩy lui lịch một vài kế hoạch lớn.
Sau Covid-19, những vấn đề về địa chính trị như xung đột giữa Nga và Ukraine cũng khiến nhiều nhà sản xuất toàn cầu phải đặt chuỗi cung ứng lên để thảo luận, nhất là khi Ukraine là một trong những nhà cung cấp dây điện lớn cho ngành xe châu Âu.
Số lượng chi tiết trên một chiếc ô tô có thể lên tới cả chục nghìn.
Những biến động lớn đã xảy ra khiến toàn ngành bị ảnh hưởng có thể kể tới như lạm phát giá (giá cả tăng cao khiến chi phí làm ra sản phẩm tăng lên) là nguồn nhân lực.
Với vấn đề đầu tiên, có thể dễ dàng hiểu nguồn cội vấn đề khi đặt trong bối cảnh sản xuất của nhà máy bị gián đoạn, khiến nhu cầu một số mặt hàng tăng vọt, kéo giá sản phẩm tăng theo.
Trong khi đó, vì hoạt động của nhiều nhà máy phải tạm ngưng hoặc thậm chí dừng hẳn trong Covid-19, người lao động nghỉ việc để chuyển công việc khác để đảm bảo cuộc sống cũng là điều khó tránh khỏi.
Bên trong nhà máy VinFast.
Nói về vấn đề chuỗi cung ứng, ông Wade Phillips, chủ tịch của công ty tư vấn lớn trong ngành xe Seraph, nhận định: "Đã qua rồi những lúc ta nghĩ rằng có thể mua mọi thứ từ Trung Quốc, lắp ráp ở Mexico rồi đem vào Mỹ bán".
Ông Wade Phillips nhận định vậy khi nói về việc các nhà quản lý phải quan tâm nhiều hơn đến công đoạn sản xuất và quản trị rủi ro; ông cũng cho rằng lên kế hoạch kỹ lưỡng để đối phó với các tình huống bất khả kháng cũng có thể giúp giải quyết những vấn đề lớn như Covid-19.
Liệu VinFast sẽ mang mô hình này tới các thị trường nước ngoài?
Quay trở lại với VinFast, để có thể thực hiện được cam kết nêu trên thì hãng đã phải giải quyết, hoặc chuẩn bị kịch bản cho mọi vấn đề của chuỗi cung ứng ở thượng nguồn, đảm bảo việc sản xuất ở trung nguồn (tại nhà máy của hãng) để có thể đưa cam kết đến với khách hàng ở hạ nguồn.
Việc hãng đưa ra cam kết mạnh mẽ với thị trường Việt Nam là một điều rất đáng hoan nghênh, bởi không chỉ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng mà còn cho thấy nỗ lực rất lớn. Song, khi VinFast định vị mình là một nhà sản xuất toàn cầu, Việt Nam có lẽ chỉ là xuất phát điểm trong cuộc chơi mà mở rộng tới nhiều thị trường khác.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng và Vingroup hoàn tất giải ngân 1,5 tỷ USD tài trợ cho VinFast theo cam kết trong năm 2023.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường