24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Quang Sang
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Các giao dịch nội bộ lớn nhất năm Kỷ Hợi

Việc Ô tô Trường Hải (Thaoco) gom gần 70 triệu cp HNG chính là giao dịch mua lớn nhất năm Kỷ Hợi vừa qua. Bên cạnh đó, mẹ con bà Huỳnh Bích Ngọc đã nâng sở hữu lên đáng kể ngay trước thềm ĐHĐCĐ thường niên của SBT. Ở chiều bán, giao dịch nội bộ lớn nhất diễn ra đối với cổ phiếu ROS.

Những giao dịch giữa Thaco và Hoàng Anh Gia Lai

Ở chiều mua, giao dịch lớn nhất năm Kỷ Hợi (bắt đầu giao dịch từ ngày 11/02/2019 đến hết ngày 22/01/2020) ghi nhận tại CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HOSE: HNG). Theo đó, Ô tô Trường Hải (Thaco, THA) đã mua 69.7 triệu cp HNG vào giữa tháng 5/2019. Cùng với gần 221.7 triệu cp nhận được do chuyển đổi trái phiếu, Thaco đã trở thành cổ đông lớn thứ 2 tại HNG với 26.29% vốn sở hữu, xếp sau CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HOSE: HAG).

Thêm vào đó, ngày 07/08/2019 Chủ tịch HĐQT Thaco - ông Trần Bá Dương - đã gom vào 30 triệu cp HNG nâng sở hữu lên thành 80 triệu cp HNG (9.02% vốn). Bất ngờ xảy ra khi ông Dương nhanh chóng bán 37.7 triệu cp HNG từ ngày 09 - 12/08, hạ sở hữu xuống còn 42.3 triệu cp (4.77% vốn).

Song song, HAG đã bán ra 60 triệu cp sở hữu tại HNG, hạ xuống còn 40.83 (tính theo vốn điều lệ mới sau đợt chuyển đổi trái phiếu kể trên). Điều này đã dấy lên xôn xao: Liệu rằng HNG có còn là công ty con của HAG khi tỷ lệ sở hữu hạ dưới mức 50%? Tuy nhiên, phía HAG lên tiếng khẳng định HNG vẫn là công ty con của Tập đoàn này theo đúng quy định pháp luật.

Nhìn lại một năm từ cú bắt tay giữa ông Trần Bá Dương và ông Đoàn Nguyên Đức (Chủ tịch HAG), Thaco đã chi ra gần 1 tỉ USDD (22,194 tỷ đồng) cho phía HAG. Bên cạnh việc đầu tư vào HNG và dự án của HAG ở Malaysia, phía Thaco cũng đã hỗ trợ HAG về tài chính để tái cơ cấu nợ và thu xếp vốn đầu tư chiến lược. Điều này thực sự giúp HAG cũng như HNG thoát khỏi tình huống khó khăn trước mắt và dần dần hồi sinh.

Các giao dịch nội bộ lớn nhất năm Kỷ Hợi
Ông Đoàn Nguyên Đức (trái) và ông Trần Bá Dương (phải)

Mẹ con bà Huỳnh Bích Ngọc gom mua lượng lớn cổ phiếu SBT

Tại CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa (HOSE: SBT), Thành viên HĐQT Huỳnh Bích Ngọc (vợ của nhà sáng lập - ông Đặng Văn Thành) đã mua tổng cộng 62 triệu cp SBT. Bà Ngọc đã nâng sở hữu từ 1.06% lên thành 11.1%. Các giao dịch diễn ra trong 3 đợt giao dịch tháng 6, tháng 9 và tháng 10/2019.

Đồng thời, bà Đặng Huỳnh Ức My - con gái bà Ngọc, cũng là một Thành viên HĐQT khác - đã gom vào 30 triệu cp SBT trong khoảng thời gian từ ngày 27/09 - 09/10/2019, nâng tỷ lệ sở hữu lên thành 16.77%. Tính chung trong năm vừa qua, 2 mẹ con bà Ngọc đã mua đến 92 triệu cp SBT, chiếm 15.68% vốn điều lệ.

Trên thị trường, giá cổ phiếu SBT ghi nhận hồi phục khoảng 17% kể từ mức 15,900 đồng/cp (lập cuối tháng 8/2019) lên giao dịch quanh vùng 18,000 -19,000 đồng/cp.

Giá cổ phiếu SBT bắt đầu hồi phục từ tháng 9/2019

Các giao dịch nội bộ lớn nhất năm Kỷ Hợi
https://ptkt.vietstock.vn/

Đáng chú ý, phần lớn giao dịch của 2 mẹ con bà Ngọc diễn ra ngay trước thềm ĐHĐCĐ thường niên niên độ tài chính (NĐTC) 2018 - 2019 của SBT.

Kết thúc niên độ, SBT ghi nhận lợi nhuận cần phân phối đạt gần 340 tỷ đồng, bao gồm: hơn 181 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối; gần 159 tỷ đồng từ một phần quỹ đầu tư phát triển và thặng dư vốn cổ phần tại thời điểm 30/06/2019 (tại BCTC hợp nhất kiểm toán). Công ty dự kiến dùng hơn 293 tỷ đồng trong đó để chi trả cổ tức NĐTC 2018 - 2019 (tỷ lệ 5%).

Đại hội cũng đã thông qua kế hoạch kinh doanh NĐTC 2019 - 2020 với tổng doanh thu vào mức 10,093 tỷ đồng, giảm 7% so với niên độ trước; lợi nhuận trước thuế ước tính tăng nhẹ 2%, đạt 430 tỷ đồng.

Sumitomo Life đầu tư vào BVH

Giao dịch mua với số lượng cổ phiếu lớn thứ 3 trong năm Kỷ Hợi diễn ra tại Tập đoàn Bảo Việt (HOSE: BVH). Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Sumitomo (Sumitomo Life) đã chi ra khoảng 4,012 tỷ đồng (tương đương 173 triệu USD) để mua thêm hơn 41 triệu cp BVH. Theo đó, cổ đông ngoại này đã chính thức nâng tỷ lệ sở hữu tại BVH từ mức 17.48% lên 22.09% vốn điều lệ.

Khoản đầu tư của Sumitomo Life đã làm tăng vốn điều lệ của BVH lên mức 7,423 tỷ đồng. Việc tăng vốn điều lệ này nằm trong kế hoạch phát triển của BVH, đã được ĐHĐCĐ thường niên năm 2019 thông qua.

Với số tiền thu được từ thương vụ phát hành riêng lẻ lần này, BVH dự kiến sẽ sử dụng vào việc tăng cường năng lực tài chính, phát triển hoạt động kinh doanh cho lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ; đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và bổ sung vốn lưu động.

Chủ tịch Trịnh Văn Quyết bán ra 91 triệu cp ROS

Ở chiều bán ra, giao dịch lớn nhất thuộc về Chủ tịch Trịnh Văn Quyết khi bán ra 91 triệu cp của CTCP Xây dựng FLC Faros (HOSE: ROS). Chi tiết hơn, ông Quyết đã bán 70 triệu cp trong đợt giao dịch 05/09 - 01/10/2019 và bán 21 triệu cp trong đợt giao dịch 06/12/2019 - 02/01/2020. Sau các giao dịch, cổ đông lớn nhất này hạ sở hữu từ 67.34% xuống còn 51.3% về vốn.

Các giao dịch của vị Chủ tịch đều được thực hiện theo hình thức thỏa thuận. Ghi nhận trong đợt giao dịch gần nhất (bán 21 triệu cp), trùng với khoảng thời gian mà ông Quyết bán ra, hàng loạt thỏa thuận sang tay khủng cũng đã diễn ra. Các giao dịch này được chia làm 2 đợt với tổng giá trị lên đến hơn 2,450 tỷ đồng.

Đáng chú ý, kể từ phiên 26/12/2019, giá cổ phiếu ROS trên thị trường bất ngờ lao dốc mạnh với hàng loạt phiên giảm sàn. Tính đến hết phiên 16/01/2020, cổ phiếu này đã bốc hơi hơn nửa thị giá kể từ mức 23,050 đồng/cp (tham chiếu phiên 26/12/2019), tạm dừng ở 10,500 đồng/cp.

Thanh khoản ở ROS cũng đi xuống đáng kể. Khối lượng giao dịch bình quân một tháng thể hiện ở mức khoảng 18 triệu đơn vị/phiên, giảm mạnh so với con số gần 25 triệu đơn vị/phiên qua một quý.

Cổ phiếu ROS bất ngờ lao dốc từ cuối tháng 12/2019

Các giao dịch nội bộ lớn nhất năm Kỷ Hợi
Nguồn: https://ptkt.vietstock.vn/
GTN: Cổ đông lớn thoái vốn, Vinamilk nâng sở hữu lên 75%

Trong năm Kỷ Hợi, CTCP Invest Tây Đại Dương đã dần dần hạ sở hữu tại CTCP GTNFoods (HOSE: GTN). Tổng cộng, cổ đông này đã bán hơn 36 triệu GTN, hạ sở hữu từ 28.52% xuống còn 35 triệu cp tương đương 14% vốn (kết thúc đợt giao dịch tháng 12/2019).

Các giao dịch của Invest Tây Đại Dương nằm trong kế hoạch thoái bớt 41.3 triệu cp sở hữu tại GTN, nhằm hạ sở hữu xuống còn đúng 30 triệu cp tương đương 12% vốn.

Bên cạnh đó, Tael Two Partners LTD - một cổ đông khác - đã bán hết 55 triệu cp tương đương 22% vốn tại GTN. Theo đó, đơn vị này không còn sở hữu tại GTN. Được biết, giao dịch được thực hiện trong đợt chào mua công khai của CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, HOSE: VNM). Năm vừa qua, phía VNM ghi nhận đã chi ra khoảng 3,400 tỷ đồng nhằm sở hữu 75% vốn tại GTN.

Đáng chú ý, phía GTN đã quyết định tổ chức ĐHĐCĐ bất thường nhằm thông qua việc rút ngắn nhiệm kỳ hiện tại của HĐQT. Động thái này diễn ra không lâu (25/12/2019) sau khi VNM nâng thành công sở hữu tại GTN lên mức 75% (18 - 19/12/2019). Như vậy, có thể người của VNM sẽ được bầu vào HĐQT của GTN trong thời gian tới.

Trên thị trường, giá cổ phiếu GTN ghi nhận tăng khoảng hơn 70% qua một năm lên mức 17,850 đồng/cp (chốt phiên 16/01/2020) với khối lượng giao dịch bình quân đạt gần 515,000 đơn vị/phiên.

Top 10 giao dịch mua của lãnh đạo và người thân năm Kỷ Hợi (11/02/2019 - 22/01/2019)

Các giao dịch nội bộ lớn nhất năm Kỷ Hợi
Các giao dịch nội bộ lớn nhất năm Kỷ Hợi
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
44.20 (0.00%)
5.20 -0.20 (-3.70%)
11.80 -0.05 (-0.42%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả