Bức tranh ngành ngân hàng hiện tại có gì đáng chú ý?
KQKD quý 3/2022 – Lợi nhuận tăng trưởng mạnh
Tiếp tục một quý ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận tích cực với NIM được duy trì tốt hơn kỳ vọng
Lợi nhuận trước thuế (LNTT) quý 3 năm 2022 của nhóm ngân hàng nằm trong phạm vi nghiên cứu của chúng tôi duy trì mức tăng trưởng hai con số 54% so với cùng kỳ (so với mức nền so sánh thấp trong quý 3/2021), ngoại trừ OCB (với LNTT giảm 17,9% so với cùng kỳ) do không còn thu nhập từ giao dịch trái phiếu chính phủ và nợ quá hạn tăng mạnh 53,4% so với quý trước. Với các ngân hàng còn lại, kết quả kinh doanh theo quý nhìn chung ghi nhận NIM ổn định, thu nhập phí thuần giảm tốc so với quý trước và chi phí dự phòng vẫn trong tầm kiểm soát.
Giảm áp lực trích lập dự phòng
Do một số ngân hàng lớn đã trích lập đầy đủ dự phòng cho các khoản vay tái cơ cấu do Covid-19 vào năm 2021, nên chi phí dự phòng rủi ro tín dụng lũy kế đã giảm 1,5% trong nhóm các ngân hàng chúng tôi phân tích. Trong khi hầu hết các ngân hàng chứng kiến mức trích lập dự phòng giảm đáng kể trong 3 quý vừa qua thì CTG, STB, HDB, OCB và LPB vẫn tiếp tục đẩy mạnh dự phòng. Chi phí dự phòng tín dụng thấp hơn đã hỗ trợ lợi nhuận của các ngân hàng trong 9 tháng đầu năm 2022.
Đồ thị: Dư nợ trái phiếu tại các tổ chức tín dụng
Sự gia tăng đầu tư vào trái phiếu ngân hàng tại một số ngân hàng (BID, CTG, MBB, STB, OCB và TCB) trong quý 3 năm 2022. Điều này cũng là một nguồn hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng khác. Sau trường hợp Vạn Thịnh Phát (từ đầu tháng 10), các ngân hàng lớn cũng đã giảm khẩu vị rủi ro. Theo đó, thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng cũng bị suy giảm và điều này đã ảnh hưởng đến thanh khoản tại các ngân hàng nhỏ, vốn phụ thuộc nhiều vào thị trường này.
Ảnh hưởng tiêu cực từ thị trường BĐS và trái phiếu doanh nghiệp có thể vẫn còn tiếp diễn
Tổng số trái phiếu sau khi loại trừ nhóm trái phiếu do ngân hàng phát hành hiện đang lưu hành là khoảng 945 nghìn tỷ đồng, trong đó 27% sẽ đáo hạn vào năm 2023 và 2024, và 12% sẽ đáo hạn vào năm 2025.
Nhiều chủ đầu tư bất động sản đang phải đối mặt với nhiều khó khăn với lượng hàng tồn kho tăng lên, doanh số bán hàng giảm và chịu áp lực đáng kể về dòng tiền ngắn hạn khi một số trái phiếu sắp đến ngày đáo hạn, đặc biệt là trong giai đoạn từ tháng 12 năm 2022 đến tháng 3 năm 2023. Lãi suất cho vay mua nhà đã tăng lên (phổ biến ở mức 13~15% p.a.) cũng đã gây ra sự do dự của những người mua nhà tiềm năng mặc dù một số chủ đầu tư bất động sản đã giảm giá 30~40% cho những người mua nhà có sẵn tiền mặt (với tỷ lệ thanh toán trước là 90%).
Dự báo lợi nhuận của chúng tôi cho năm 2023 đã được điều chỉnh thành 231 nghìn tỷ đồng (tăng 10% so với cùng kỳ, giảm từ mức tăng 17% so với cùng kỳ trong báo cáo trước đây của chúng tôi). Các ngân hàng có tăng trưởng lợi nhuận mạnh nhất bao gồm ba NHTMNN, STB và ACB.
Chúng tôi cho rằng rủi ro liên quan đến bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp và xu hướng lãi suất tăng cùng với sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế chưa được phản ảnh hoàn toàn vào định giá cổ phiếu ngân hàng. Do đó, chúng tôi hạ khuyến nghị đối với ngành ngân hàng từ TRUNG LẬP xuống GIẢM TỶ TRỌNG.
Trong kịch bản cơ sở, chúng tôi giả định rằng các ngân hàng sẽ gia hạn/cho phép cơ cấu lại các khoản vay/trái phiếu được phát hành bởi các chủ đầu tư bất động sản lớn và duy trì phân loại khoản vay hiện tại của những chủ đầu tư này cho đến năm 2023. Các khoản vay bị chuyển sang nhóm nợ cao hơn sẽ bao gồm các khoản vay của các chủ đầu tư bất động sản quy mô nhỏ hơn và chưa niêm yết trên thị trường. Tuy nhiên, do khả năng hồi phục sau thời gian được cơ cấu/gia hạn nợ cũng chưa rõ ràng, chúng tôi vẫn tiến hành chiết khấu những rủi ro liên quan đến bất động sản đối với giá trị sổ sách của các ngân hàng và do đó, giá mục tiêu được điều chỉnh giảm đối với các ngân hàng trong phạm vi nghiên cứu của chúng tôi.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận