Bất động sản vẫn đang trong giai đoạn “Bất động”?
Kỳ vọng nới room tín dụng đang khiến cho nhiều tâm lý NĐT tích cực hơn trong giới địa ốc, nhưng có vẻ giải ngân cho vay nhóm này thì lại là một câu chuyện khác
1. Góc nhìn tích cực
Trước khi Ngân hàng Nhà nước công bố chính thức, nhiều diễn đàn nhà đất liên tục chia sẻ các bài viết về khả năng nới room như là một tín hiệu tích cực đối với thị trường bất động sản những tháng cuối năm. Bởi trong bối cảnh thị trường trầm lắng sau động thái giám sát chặt chẽ tín dụng bất động sản của cơ quản lý nhà nước, việc nâng hạn mức cho vay của các ngân hàng đem đến kỳ vọng tiếp cận vốn tín dụng cho cả người mua nhà lẫn nhà phát triển dự án.
Trên thực tế, theo khảo sát cho thấy, ngay khi có thông tin nới room tín dụng, đã có khoảng 60 dự án công bố ra hàng hoặc mở bán trở lại từ nửa cuối tháng 8 và đầu tháng 9 năm nay, chủ yếu ở khu cực phía phía Nam và các dư án đủ kiều kiện mở bán khác nhưng đang phải tạm hoãn do kiểm soát của tín dụng.
Trong khi đó, khu vực phía Bắc ghi nhận gần 10 dự án được mở bán mới hoặc mở bán các giai đoạn tiếp theo, trong đó 3 dự án Vinhomes Ocean Park 1, 2 và Vinhomes Smart City nằm trong Top 10 dự án được người tiêu dùng quan tâm nhất trong tháng 8/2022, theo cập nhật của nền tảng và giải pháp lắng nghe mạng xã hội (social listening) Younet. Đứng đầu danh sách này là dự án Merry Land Quy Nhơn của Hưng Thịnh, ngoài ra còn có nhiều dự án lớn khác như The Global City, Eco Green Saigon, Novaworld Hồ Tràm, Grand Marina Hồ Chí Minh…
2. Thị trường thực tại
Nhiều chuyên gia nhận định rằng việc nới room này sẽ không dành cho tất cả các ngân hàng, nhưng nó sẽ mang hiệu ứng tích cực.
Những phiên gần đây kỳ vọng nhà đầu tư về tín dụng đang không được mấy khả quan, khiến cho dòng ngân hàng đang bị rơi điểm mạnh. Nhưng, nhìn về dài hạn, các dự án bất động sản phục vụ nhu cầu ở thực và cần được “Bơm” vốn nhiều hơn.
“Có thể hiểu ngành ngân hàng đang phải cân nhắc kỹ về việc dòng vốn không nên dễ dãi đưa vào những hoạt động không phải sản xuất - kinh doanh trực tiếp, song cần đưa vào các dự án phục vụ nhu cầu thực, tạo lợi ích cho cả người dân, doanh nghiệp, xã hội và nền kinh tế”, ông Ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) nhấn mạnh.
Hiện giải ngân đầu tư công mới đạt 40% kế hoạch và Chính phủ muốn đẩy lên 90% tính đến cuối năm, hay như gói hỗ trợ 350.000 tỷ đồng từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế đến nay tiến độ giải ngân mới đạt 17%. Những luồng vốn này nếu thấm qua các dự án vào nền kinh tế, vào khu vực tư nhân sẽ giảm áp lực lên các nguồn vốn khác
Một vấn đề khác đang được Chính phủ đặc biệt quan tâm đó là sửa Nghị định 153/2020 về trái phiếu doanh nghiệp, làm sao để không bị ách tắc, dừng đột ngột, giúp tiếp nối dòng chảy vốn vì đây là nguồn vốn dài hạn quan trọng của doanh nghiệp.
3. Nhận định cá nhân
Câu chuyện nới room tín dụng này đang trong trạng thái thông tin bị giãn ra, nên hiện tại cả ngân hàng lẫn BĐS đang ở thế bí, trước mắt các anh chị nhà đầu tư nên tiếp tục theo dõi tiếp 2 dòng này khi đây cũng chính là 2 dòng chính trong vốn hóa chứng khoán của VN, giảm hay tăng sẽ bị tác động lớn bởi 2 dòng này. Với dòng ngân hàng, khi có phiên hồi, nên cắt bớt tỷ trọng các mã này, cơ cấu lại danh mục sao cho hợp lý hơn
Chúc các nhà đầu tư giao dịch hiệu quả!
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận