Áp lực rút vốn ở Đông Nam Á giảm mạnh, Việt Nam tiếp tục hút ròng
Dòng vốn vào Đông Nam Á tiếp tục bị rút nhưng áp lực đã giảm…
Theo số liệu thống kê của Công ty chứng khoán KIS Việt Nam (KIS), dòng vốn vào Đông Nam Á tiếp tục bị rút nhưng áp lực đã giảm, ghi nhận ở mức 2 triệu USD. Cụ thể, dòng tiền rút khỏi Malaysia và Philippines đã giảm trong khi Indonesia chịu áp lực rút vốn gần 4 triệu USD. Ở chiều ngược lại, Singapore tiếp tục thu hút dòng vốn hơn 1,4 triệu USD.
Tiếp tục là một điều tích cực khi Việt Nam liên tục thu hút dòng vốn ETF. Tuần trước (03-07/02), giữa cơn bão về virus corona, thị trường chứng khoán Việt Nam đã thu hút hơn 2,4 triệu USD. Đến tuần này,Việt Nam tiếp tục thu hút dòng vốn tích cực, đạt 1.4 triệu USD, đóng góp chủ yếu từ VFMVN30 ETF với 0,85 triệu USD đổ vào thông qua chứng chỉ quỹ, tiếp đến là Premia MSCI Vietnam 0,5 triệu USD.
Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, trong tuần trước, áp lực bán của nhà đầu tư ngoại tuy giảm nhưng vẫn tiếp tục chiếm ưu thế, giá trị bán ròng ghi nhận ở mức 183 tỷ đồng.
Số liệu của KIS chỉ ra rằng lĩnh vực Tiêu dùng thiết yếu và Công nghiệp chịu áp lực bán mạnh nhất, tập trung trên cổ phiếu của Tập đoàn Masan (HoSE: MSN); Vinamilk (HoSE: VNM); CTCP Xây lắp Điện I (HoSE: PC1) và Nhựa Bình Minh (HoSE: BMP). Đáng chú ý, nhà đầu tư nước ngoài đã giảm tỉ lệ nắm giữ trên lĩnh vực Tiêu dùng thiết yếu từ 30% xuống còn 27% trong một tháng vừa qua.
Ở chiều ngược lại, nhóm này đã quay trở lại mua ròng trên lĩnh vực Bất động sản với giá trị mua ròng đạt 29 tỷ đồng, chủ yếu đến từ cổ phiếu của VincomRetail (HoSE: VRE) và Vinhomes (HoSE: VHM) trong khi cổ phiếu của Novaland (HoSE: NVL) và Đô thị Kinh Bắc (HoSE: KBC) bị bán ròng.
Ngoài ra, lực cầu trên nhóm cổ phiếu của Petrolimex (HoSE: PLX) và PVDrilling (HoSE: PVD) là đóng góp lớn nhất cho lĩnh vực Năng lượng trong tuần trước.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận