Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận
Đống Đa, Hà Nội.Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT
cấp ngày 25/3/2019).Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng.Email: support@24hmoney.vn.Hotline: 038.509.6665.Liên hệ: 0908.822.699
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận
Đống Đa, Hà Nội.Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT
cấp ngày 25/3/2019).Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng.Email: support@24hmoney.vn.Hotline: 038.509.6665.Liên hệ: 0908.822.699
🔴🔴🔴 SỐ ĐẶC BIỆT | BÁO ĐỘNG ĐỎ | TIN NÓNG XUẤT HIỆN " THIÊN NGA ĐEN " TRONG TUẦN SAU
Dự kiến thu phí tàu biển cập cảng Hoa Kỳ của Tổng thống Trump có nguy cơ làm đảo lộn vận tải hàng hóa bằng đường biển. Đồng thời sẽ tái cấu trúc toàn bộ ngành công nghiệp đóng tàu.
Hãng vận tải biển lâu đời nhất thế giới của Italy - Atlantic Container Line (ALC) cảnh báo rằng, mức phí mà chính phủ Hoa Kỳ đang cân nhắc áp dụng đối với các tàu chở hàng do Trung Quốc chế tạo sẽ buộc hãng này phải rời khỏi Hoa Kỳ và khiến chuỗi cung ứng toàn cầu mất cân bằng.
Hàng loạt tổ chức liên quan đã gửi thư đến Nhà trắng, họ cho rằng: Hoa Kỳ không có vị thế để giành chiến thắng trong một cuộc chiến kinh tế đặt các hãng vận tải biển sử dụng tàu do Trung Quốc sản xuất vào thế khó. Chẳng mấy chốc, các tàu do Trung Quốc sản xuất sẽ chiếm 98% số tàu thương mại trên các đại dương của thế giới.
Nếu ACL từ bỏ thị trường Hoa Kỳ, các nhà sản xuất trong nước sẽ mất hãng vận tải duy nhất có thể chở hầu hết hàng hóa phức tạp sang châu Âu và ngược lại. Andrew Abbott, CEO ACL nói: “chúng tôi sẽ buộc phải rút tàu của mình khỏi Đại Tây Dương, khỏi các hoạt động thương mại của Hoa Kỳ và có thể chuyển về châu Á”.
CEO ACL thừa nhận, ngành công nghiệp đóng tàu tại Hoa Kỳ không đáp ứng được nhu cầu tàu thương mại, đây là lý do ACL sử dụng phương tiện do Trung Quốc chế tạo. Hơn nữa, nhiệm vụ của các công ty đóng tàu Hoa Kỳ chủ yếu phục vụ đơn hàng quân sự.
Tờ The Washington Post cho biết, các loại phí được đề xuất nhằm vào tàu nước ngoài giúp kiểm soát chặt chẽ việc đóng tàu thương mại. Số tiền thu được sẽ trợ cấp cho một ngành đóng tàu thương mại đã xuống cấp.
Các xưởng đóng tàu của Hoa Kỳ đóng không quá 10 tàu thương mại mỗi năm trong khi các công ty Trung Quốc sản xuất hơn 1.000 tàu. Không có tàu nào do Hoa Kỳ chế tạo sẵn sàng vận chuyển hàng xuất khẩu nông sản của nước này qua đại dương. Tình hình này đặt ra vấn đề thiếu hụt nghiêm trọng tàu vận tải biển.
Trung Quốc hiện sản xuất hơn một nửa số tàu chở hàng trên thế giới theo trọng tải, tăng từ mức chỉ 5% vào năm 1999, theo sau là Nhật Bản và Hàn Quốc cũng là những cường quốc đóng tàu biển.