IMEXPHARM - "Con rồng tiên phong, khởi động thành công"
Nhóm cổ phiếu ngành Dược giữ "vị thế phòng thủ" cho danh mục đầu tư và rất ít nhận được sự quan tâm từ đại đa số nhà đầu tư trên thị trường vì tính thanh khoản.
Tiên phong tìm hiểu - Vững bước đầu tư - Nắm giữ kiến thức - Thời điểm đầu tư.
===========================
1. Đấu thầu thuốc kênh ETC (phân phối thuốc vào bệnh viện có giá bán cao hơn)
Đấu thầu thuốc là một quy trình cạnh tranh nhằm lựa chọn nhà cung cấp thuốc có chất lượng, giá cả hợp lý nhất để phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Đây là một kênh phân phối vô cùng quan trọng trong ngành dược.
- Tiêu chuẩn WHO-GMP: tham gia đấu thầu thuốc vào nhóm 3,4,5.
- Tiêu chuẩn EU-GMP: tham gia đấu thầu thuốc cao cấp nhóm 1,2 (QUAN TRỌNG)
Do sản xuất trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu nội địa, Việt Nam phải nhập khẩu thuốc biệt dược, thuốc chuyên khoa đặc trị (thuốc ung thư, tiểu đường…) và các dạng bào chế phức tạp. Thuốc ngoại thống lĩnh thị trường dược phân khúc cao; thị phần chiếm khoảng 50% về trị giá và 25% về số lượng. Ước tính tỷ lệ thuốc nhập khẩu trong giá trị trúng thầu thuốc kênh bệnh viện năm 2022 lên tới 77%.
Chính sách nội địa hóa ngành Dược - bước sang giai đoạn mới
Việc khơi thông pháp lý sẽ thúc đẩy tăng trưởng ngành dược phẩm. Môi trường pháp lý thuận lợi đối với các doanh nghiệp sở hữu dây chuyền sản xuất tiêu chuẩn cao.
LNTT của IMP trước và sau khi thông tư 15/2019/TT-BYT được ban hành
Sau Thông tư 15/2019/TT-BYT, các doanh nghiệp đã trải qua giai đoạn cạnh tranh bằng “số lượng” và chuyển dịch sang sản phẩm “chất lượng” và IMP sẽ có lợi thế cạnh tranh ít nhất là phải từ 3-4 năm tới khi các doanh nghiệp bắt đầu bùng nổ xây dựng nhà máy đạt chuẩn EU-GMP.
2. Con Rồng Tiên Phong - Lợi thế cạnh tranh lớn nhờ vào các nhà máy đạt chuẩn EU-GMP
Hiện tại Việt Nam đang sở hữu 18 cụm nhà máy đạt tiêu chuẩn EU-GMP và 261 nhà máy WHO-GMP, trong đó IMP đã sở hữu 3 cụm nhà máy đạt EU-GMP.
Giá trị trúng thầu đấu thầu thuốc vào kênh ETC của IMP liên tục tăng trưởng mạnh so với các doanh nghiệp cùng ngành nhờ lợi thế tiên phong nhà máy đạt tiêu chuẩn cao.
3. Khởi động thành công - KQKD 2023 ghi nhận mức cao kỷ lục kể từ thời điểm niêm yết
Tốc độ tăng trưởng năm 2023 của IMP vượt trội so với bình quân các năm trước cả doanh thu và lợi nhuận, Với 1.994 tỷ đồng doanh thu thuần tăng 21% svck năm 2022. Đây cũng là kết quả cao nhất của Công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm kể từ khi lên sàn HOSE (2006) – nhờ vào các yếu tố sau:
(1) Cơ cấu lại danh mục sản phẩm bán ra;
(2) Mở rộng thị trường sang các nước lân cận như Campuchia, Lào và Myanmar, đây là tiềm năng tăng trưởng lớn cho công ty trong tương lai
(3) Sự tăng trưởng vượt trội từ kênh ETC.
KẾT LUẬN: IMP sẽ là doanh nghiệp Lead nhóm ngành Dược trong chu kỳ tiếp theo. Anh chị nào cần báo cáo phân tích chi tiết và quan tâm chiến lược đầu tư IMP thì có thể liên hệ với em qua SĐT 0705184942 (Em Thắng).
Chia sẻ thông tin hữu ích