"Vua thép" Hòa Phát và Xu hướng dịch chuyển sản xuất ngành Thép thế giới
Mỗi khi cổ phiếu rớt giá thì câu chuyện tăng trưởng này nọ sẽ không còn ai để ý nữa, đặc biệt tại thị trường mà tính đầu cơ có phần cao như Việt Nam. HPG với dự án Dung Quất 2 là thí dụ điển hình cho trường hợp này. Dẫu khâu giải phóng mặt bằng còn gặp nhiều vướng mắc song với năng lực triển khai dự án - gồm cả sắp xếp nguồn vốn đặc biệt lớn - cùng năng lực vận hành đã được khẳng định ngay từ giai đoạn 1 thì khó khăn trước mắt có lẽ sẽ sớm được xử lý mà thôi.
Nay mình không bàn thêm về công suất này nọ từ đây mà chia sẻ một góc nhìn nhỏ về xu hướng chuyển dịch sản xuất ngành công nghiệp nặng này từ khối G7 về nhóm các nước đang phát triển như Việt Nam. Biểu đồ dưới minh họa "50 năm sản xuất thép toàn cầu" với dải ruy-băng dài ngắn biểu thị công suất sản xuất từng quốc gia lớn nhỏ ra sao.
Sản xuất thép thô toàn cầu đã tăng hơn ba lần trong vòng 50 năm qua và hiện Trung Quốc đang thống trị từ đầu những năm 2000 - Hơn 1 triệu tấn là sản lượng nước này sản xuất được trong năm 2020, gấp hơn 70 lần so với những gì họ làm được năm 1970. Một số dấu mốc đáng chú ý:
📌Năm 1974-1984, nhu cầu thép giảm khiến sản lượng thép của Mỹ và số việc làm trong ngành giảm 50%. Cũng trong thời gian đó, Liên Xô (cũ) trở thành nhà sản xuất thép thô hàng đầu thế giới.
📌 Năm 1993, Trung Quốc đã vượt qua sản lượng thép của Mỹ và chiếm vị trí nhà sản xuất hàng đầu của Nhật Bản vào năm 1996.
📌Năm 2009, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến sản lượng thép toàn cầu giảm 8%, trong đó Hoa Kỳ, Âu châu và Nhật giảm trên dưới 30% song Trung Quốc vẫn tăng được hơn 13%.
📌Năm 2017, sản lượng thép hàng năm của Trung Quốc (871 triệu tấn) đã làm lu mờ phần còn lại của thế giới (865 triệu tấn).
📌Năm 2020, bất chấp đại dịch Covi-19, sản lượng thép toàn cầu giảm chưa đến 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Một số quốc gia ảnh hưởng nặng nề hơn quốc gia khác. Trung Quốc lúc này vẫn ngược dòng tăng hơn 5% trong khi Hoa Kỳ và Nhật giảm đến 16%-17%.
Rõ ràng xu hướng chuyển dịch sản xuất thép đến quốc gia như Việt Nam là không thể đảo ngược. Một số ý kiến lo ngại rằng ngành công nghiệp nặng nào cũng gây ô nhiễm môi trường song HPG đã xử lý khá tốt mảng này với tư duy về kinh tế tuần hoàn ban lãnh đạo vẫn đặt cao - có lần lãnh đạo tập đoàn cũng chia sẻ đầu tư 30%-35% tài sản cố định cho vấn đề xử lý môi trường, lọc bụi và xử lú các khí thải xấu; một dây chuyền dập than cốc trị giá hàng trăm tỉ đồng cũng bị gác lại để thay dây chuyền mới hơn do không xử lý hoàn toàn các vấn đề môi trường.
Giai đoạn 1 của Dung Quất đi vào hoạt động để rồi cổ phiếu cũng bước vào con sóng mạnh mẽ. Mọi người kỳ vọng thế nào vào giai đoạn 2 của Dung Quất, liệu có thể tạo nên được con sóng nữa để đưa nhiều cổ đông về bờ hay không?
Comment để mọi người cùng thảo luận ha.
Happy investing!
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận